Hơn 66.000 tỷ đồng cho hạ tầng giao thông Hà Nội, những khu vực nào được hưởng lợi?

Theo đó, UBND TP Hà Nội đã xin áp dụng cơ chế đặc thù để lựa chọn nhà đầu tư khép kín một số tuyến đường trọng điểm, đặc biệt là các vành đai: 2,5; 3,5 và 4 với tổng mức đầu tư hơn 66.000 tỷ đồng.

Dự án khép kín Vành đai 2,5 gồm các đoạn: Từ cuối phố Trung Kính – Trần Duy Hưng với chiều dài 0,5km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.152 tỷ đồng; đoạn Ngụy Như Kom Tum – Nguyễn Trãi – Đầm Hồng có chiều dài 2,53km, tổng vốn đầu tư khoảng 2.601 tỷ đồng; đoạn từ Khu đô thị mới Dịch Vọng – Dương Đình Nghệ dài 0,72km có tổng vốn đầu tư lên tới 928 tỷ đồng.

Tuyến Vành đai 3,5 được đề xuất xây dựng cầu Thượng Cát (bao gồm đường hai đầu cầu) với chiều dài 4,5km, dự kiến hoàn thành vào năm 2020; Dự án xây dựng đoạn từ cầu Thượng Cát – Quốc lộ 32 dài 3km, tổng vốn đầu tư khoảng 1.594 tỷ đồng, đưa vào khai thác năm 2020. Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long bao gồm 3 tầng với cầu vượt và đảo xoay sẽ cần khoảng 2.555 tỷ đồng đầu tư và hoàn thành năm 2020. Dự án xây dựng đoạn từ Phúc La – Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 10,8km có tổng vốn đầu tư khoảng 4.200 tỷ đồng.

Đối với đường Vành đai 4, Hà Nội tính toán đầu tư xây dựng dự án cầu Mễ Sở và đường dẫn 2 đầu cầu dài 4km, tổng vốn đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành năm 2020; Dự án xây dựng cầu Hồng Hà và đường dẫn 2 đầu cầu dài 6km, vốn đầu tư khoảng 9.800 tỷ đồng; Dự án giao thông từ cao tốc Hà Nội – Lào Cai (km3+650) đến QL32 (km9+500), từ QL 32 đến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ có quy mô đầu tư 34km, 4 nút giao khác mức liên thông cần khoảng 19.690 tỷ đồng.

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, các dự án trên nếu được đầu tư sẽ hoàn thiện, khép kín các đường vành đai: 2,5; 3,5 và 4, bảo đảm kết nối đồng bộ, nâng cao khả năng lưu thông và hạn chế UTGT cho nhiều khu vực trọng điểm của Thủ đô.

Bài viết mới