Có thể liệt kê các dự án lớn trên đường này như Hưng Phát Silver Star dự kiến bàn giao cuối năm nay, Park Vista, The Park Residence và Park Premier, Dragon Hill 2, Lavila, Sunrise Riverside, khu biệt thự cao cấp Nine South… Đó là chưa kể một số dự án “đắp chiếu” nhiều năm đang hồi sinh như Kenton Residence của Công ty TNHH XD SX TM Tài Nguyên; khu dân cư cao cấp của công ty PT; Khu dân cư ven sông của BQP; một dự án với gần 8.000 căn hộ của công ty Phú Mỹ Hưng…
Ngoài ra, trên trục đường còn có một số trường đại học lớn đã được TP.HCM giao đất chuẩn bị san lấp mặt bằng xây dựng khu giảng đường và ký túc xá cao từ 10-20 tầng.
Ngoài hàng chục dự án căn hộ cao tầng, nhiều dự án biệt thự ven sông cũng đang ồ ạt xây dựng ven trục đường này.
Theo ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty địa ốc Phát Đạt, Nam Sài Gòn nằm trong định hướng phát triển chung của thành phố, có lợi thế lớn về hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận lợi, mảng xanh còn khá lớn… Ngoài ra, việc thành phố chủ trương phát triển ra bốn hướng, trong đó hướng Nam được đẩy mạnh để quy hoạch phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ nên được cho là rất lý tưởng cho các doanh nghiệp địa ốc.
Theo đó, các dự án hạ tầng tại khu vực này đang được triển khai khá rầm rộ. Với mạng lưới giao thông kết nối được đầu tư rộng khắp, đặc biệt là tuyến đường huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ giúp kết nối các quận trung tâm TP.HCM với khu đô thị cảng Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè. Trong đó, TP.HCM đã chấp thuận chủ trương giao cho Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư xây dựng dự án hầm chui ngay giao lộ Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; giao công ty Tài Nguyên đầu tư dự án cầu Rạch Đĩa 2 kết nối thông suốt với đường Nguyễn Xuân Soạn…
Tại vị trí này, trong năm 2018 sẽ xuất hiện hơn 4.000 căn hộ cao cấp từ dự án Kenton Node và gần 8.000 căn hộ khác của Phú Mỹ Hưng.
Đây chính là nguyên nhân giúp cho nhiều chủ đầu tư dồn vốn về tuyến đường này để đón đầu cơ hội hạ tầng giao thông được mở rộng. “Trong tương lai, khu vực này còn là trung tâm của Khu kinh tế đặc biệt mà thành phố đang tính toán phát triển. Tuy nhiên, do dự án “chạy” trước các kế hoạch này quá sớm nên đã tạo nên một áp lực quá lớn cho hệ thống hạ tầng hiện hữu”, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết thêm.
Cũng theo ông Châu, đường Nguyễn Hữu Thọ được xem có vai trò “độc đạo” kết nối quận 7, 4 với trung tâm quận 1 qua cầu Kênh Tẻ nhưng đã “gánh” hàng chục dự án cao tầng với gần 10.000 căn hộ cao cấp sẽ tạo nên tình trạng kẹt xe lớn vào những giờ cao điểm.
Tại đây, hai dự n1 gồm 6 block cao tầng của Hoàng Anh Gia Lai đang có số lượng căn hộ nhiều nhất. Bên cạnh đó nhiều dự án khác đang ồ ạt xây dựng đẩy nhanh tiến độ.
Một trong những dự án của địa ốc Phú Long đang thi công nhanh để kịp bàn giao. Công ty này được xem là “trùm” khu Nguyễn Hữu Thọ (Nhà Bè) vì có nhiều dự án trải dài theo tuyến đường này.
Tận dụng nhiều lợi thế về hạ tầng giao thông trong tương lai, dòng vốn đã và đang đổ mạnh vào con đường này.
Trong khi đó, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn khẳng định mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ tiêu về dân số, số tầng cao… là căn cứ cấp phép xây dựng nhà cao tầng. Đó là những chỉ tiêu quy hoạch đã được thành phố lập, thẩm định và phê duyệt trên cơ sở đồng bộ với các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, xã hội tại từng khu vực.
Tuy vậy, ông Tuấn cũng thừa nhận thực trạng các dự án nhà ở cao tầng đi trước hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội mà lẽ ra phải làm ngược lại.
Hàng loạt dự án cao cấp của “ông lớn” Novaland nằm cách đường Nguyễn Hữu Thọ khoảng 300m cũng đang xây dựng.
Theo báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường, từ nay đến năm 2018, quanh khu vực Nguyễn Hữu Thọ sẽ cho ra thị trường hơn 15.000 căn hộ cao cấp.
Một dự án với hơn 4.000 căn hộ đang thi công trở lại với hạng mục khu cảnh quan, bến du thuyền và show nhạc nước 3 triệu USD.
Ồ ạt xây dựng dự án cao tầng trên cung đường chỉ khoảng 500m. Tại đây đang có các dự án của Novaland, Quốc Cường Gia Lai, Hưng Thịnh Land và sắp tới là khu đô thị của PT và Đức Khải – đối diện dự án The Sunrise City.