Chàng lập trình viên khiếm thị người Việt được vinh danh trên báo nước ngoài: “Tôi không muốn mình trở nên đặc biệt”

Khu bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah là nơi mà Giang yêu thích nhất ở Singapre vì cậu có thể thoải mái đi bộ và hòa mình vào giữa rừng cây. Cậu thích nghe tiếng chim muông và côn trùng; thậm chí khi có một con khỉ tiến đến gần, cậu cũng muốn đưa tay ra tìm kiếm nó.

Đi bộ qua Bukit Timah, Giang nói với bạn của mình rằng, chuyến thăm nơi này lần gần nhất của cậu là đi với một cô gái người Việt Nam; nhưng lần đó không phải là hẹn hò đâu. Nói đến đây, chính Giang cũng bật cười. Một người bạn của Giang nói rằng, đi bộ nhiều thêm sẽ kiếm được bạn gái đấy, Giang bèn hóm hỉnh trả lời rằng mình cũng chả ước gì hơn thế. Và rồi, cậu nói rằng, mình cũng cần phải được ngắm phụ nữ đẹp cho đời thêm tươi.

Giang, 23 tuổi, chưa một mảnh tình vắt vai. Cuộc sống của cậu cho tới thời điểm này là toàn tâm toàn ý cho công việc.

Giang, 23 tuổi, chưa một mảnh tình vắt vai. Cuộc sống của cậu cho tới thời điểm này là toàn tâm toàn ý cho công việc.

Chẳng phải vì háo sắc mà Giang nói vậy. Giang, năm nay 23 tuổi, cũng là 23 năm sống trên đời mà chưa một lần nhìn thấy ánh sáng. Cậu chưa một lần được nhìn ngắm thế giới như những gì mà nó vốn có – không hình, không dạng, không màu sắc. Giang nói là mình quen rồi ấy mà, và cũng chả quan tâm lắm tới khiếm khuyết này của bản thân. “Ước ao làm gì cho tốn thời gian” Giang nói “Cứ làm mọi chuyện khác trong đời cho thật tốt là được. Làm tốt hơn, mọi chuyện, vào mọi ngày!”.

“Chuyện tốt hơn”” mà Giang nói đến ở đây, có lẽ, là hành trình dài và khó khăn mà cậu đã vượt qua bằng những bài kiểm tra trình độ lập trình và mã hóa trực tuyến cũng như những vòng phỏng vấn của công ty Grab – để trở thành nhân viên khiếm thị đầu tiên trong tất cả các văn phòng của công ty này trong khu vực. Theo lời ông Ken Chua, đồng sáng lập kiêm giám đốc của Grab, công ty khởi nghiệp trẻ tuổi tại Singapore, ngoài Giang ra thì chưa một ai có thể làm được điều này, ít nhất là trong công ty của ông.

Tôi không muốn mình trở nên “đặc biệt”

Giang làm việc với Grab trên tư cách một lập trình viên và kỹ sư phần mềm, phát triển ứng dụng của công ty trên nền tảng Android. Cậu làm cho các ứng dụng phức tạp trở nên dễ tiếp cận hơn đối với tất cả các khách hàng của mình, trong đó có cả những người khiếm thị như Giang. Đối với Giang, công việc này không có gì là quá to lớn, và dường như cụm từ “truyền cảm hứng” chưa bao giờ bị buông lơi trên đôi vai gầy của chàng kỹ sư trẻ này. “Tôi chỉ đang sống một cách bình thường – làm những điều tôi thích, kết bạn và nhiều thứ nữa. Tôi không muốn bản thân mình bị coi là đặc biệt.” – Giang nhấn mạnh.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bốn người ở thành phố Hồ Chí Minh, Giang cũng đi học như những đứa trẻ bình thường cho tới khi được gửi vào một trường học dành cho trẻ khiếm thị. Giang nói, mình thích ứng khá nhanh với nền tảng giáo dục mới với sách giáo khoa chữ nổi, những thiết bị hỗ trợ người khiếm thị như thiết bị viết lách chuyên dụng và các ứng dụng đọc màn hình.

Giang là lập trình viên khiếm thị duy nhất ở Grab, và có lẽ là duy nhất ở toàn Châu Á này.

Giang là lập trình viên khiếm thị duy nhất ở Grab, và có lẽ là duy nhất ở toàn Châu Á này.

Giang học không giỏi. Bằng chứng là khi tốt nghiệp trung học, học lực của cậu bị đánh giá là ”cực kỳ tệ”. Cũng phải thôi, khi mà Giang thích đọc sách và chơi hơn. Chỉ tới khi Giang nhận ra, những người khiếm thị như mình ở Việt Nam sẽ chẳng có con đường nào khác ở tương lai ngoài việc đi bán hàng rong ven đường, cậu mới tự tạo ra bước ngoặt cho cuộc đời mình.

Với sự khích lệ từ một người bạn đồng bệnh tương lân tên Nam, cả hai người bắt đầu chập chững “tạo nên một sự khác biệt.”

Học bổng Đại Học và cơ hội làm việc ở nước ngoài

Đích đến đầu tiên của cậu và Nam là vào được Đại Học, và họ đã làm được – trở thành hai sinh viên khiếm thị đầu tiên tốt nghiệp Đại Học Quốc Tế thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, Giang đã tìm ra đam mê của mình với tin học, một thứ được đánh giá là khó nhằn ngay cả với người bình thường, nhưng lại là môn học mà Giang đặc biệt yêu thích do có sẵn nền tảng khá tốt từ môn Toán.

Trường Đại Học cho cậu học bổng và gia đình cũng ít nhiều giúp đỡ. Cả bố và mẹ cậu đều đã nghỉ hưu nên không giúp được gì nhiều, và giờ đây thì Giang và chị đang tự lực đi làm để nuôi thân. Cho tới tận năm ngoái, mẹ của Giang vẫn chỉ làm việc ở một siêu thị.

Trường Đại Học cũng chính là nơi Giang đã học lập trình – thứ kỹ năng xuất sắc đã đưa cậu đến với Singapore vào năm ngoái.

“Mọi người đều nói rằng, Singapore là một đất nước đáng để sống. Tôi được biết lờ mờ rằng đây là đất nước nằm ở trung tâm phát triển của châu Á với rất nhiều người tới đây, tự tìm cho mình một cơ hội việc làm. Nghe có vẻ là một cơ hội tốt, vậy là tôi đến đây.”

Nghe có vẻ là một cơ hội tốt, vậy là tôi đến đây.

“Nghe có vẻ là một cơ hội tốt, vậy là tôi đến đây.”

Chính cậu bạn Nam đã báo cho Giang về cơ hội vào làm ở Grab – khi đó đang mở đợt tuyển dụng ở Việt Nam. Giang, vào năm cuối Đại Học, đã bắt đầu muốn đi làm ở nước ngoài nhờ vậy. Cả Nam và Giang đều từng sử dụng Grab; cả hai đều gửi đơn tuyển dụng và nhận được lời mời phỏng vấn. Những người phỏng vấn Giang và Nam vào ngày hôm đấy thậm chí đã không nhận ra là cả hai bị mù.

“Tôi đã rất sợ khi nghĩ rằng, họ sẽ hỏi làm sao mà tôi có thể lập trình được cơ chứ?”

Giang kể lại về thời gian thực tập 3 tháng ở Intel và Captcha. Nhưng tin tốt lành là không ai hỏi cậu như vậy cả. Những ông chủ của Giang chỉ quan tâm tới hiệu quả công việc – thứ mà Giang đã làm rất tốt. Tự tin, lôi cuốn và thân thiện, đó là điều mà Jessica McNaughton, quản lý nhân lực của Grab nhớ về Giang bên cạnh những câu đùa hóm hỉnh của cậu. Và mặc dù Giang đã làm rất tốt, nhưng khiếm khuyết về mặt thị giác của anh vẫn là điều mà Grab phải cân nhắc.

“Chúng ta có nên nhận Giang không? Công ty có thể hòa hợp được với con người này chứ?” là tất cả những gì mà McNaughton đã suy nghĩ về cậu trước khi đem ra thảo luận.

“Người đứng đầu cả đội hỏi rằng, các bạn có nghĩ rằng chúng ta nên nhận Giang? Tất cả mọi người đều bị ấn tượng mạnh mẽ với câu chuyện của chàng trai này, và tất cả các phiếu đều là thuận.”

Cũng như cuộc đi bộ ở Bukit Timah, từng bước một, Giang cứ vượt qua tất cả để trở thành những gì mà cậu đang là ngày hôm nay.

Cũng như cuộc đi bộ ở Bukit Timah, từng bước một, Giang cứ vượt qua tất cả để trở thành những gì mà cậu đang là ngày hôm nay.

Vượt qua 400 ứng cử viên sáng giá khác, Giang và 7 người nữa đã trở thành lập trình viên mới của công ty Grab như vậy đấy.

Thích nghi

Bắt đầu làm việc tại Grab từ tháng Hai, công ty đã hỗ trợ Giang khá nhiều bằng những điều chỉnh nhỏ. Những nhãn dán chữ nổi được đặt ở nhiều nơi trong tòa nhà văn phòng Grab, và bản thân Giang thì có thêm tên tiếng Anh là Braille.

Công ty Grab đã hỗ trợ Giang khá nhiều với các nhãn dán chữ nổi được dán ở mọi nơi.

Công ty Grab đã hỗ trợ Giang khá nhiều với các nhãn dán chữ nổi được dán ở mọi nơi.

Giang cũng nhanh chóng thích nghi với cuộc sống ở Singapore. Theo lời cậu, điều khác biệt nhất ở Singapore là cậu có thể đi bộ sang đường một cách dễ dàng hơn. “Ở Việt Nam tôi phải liều mạng mà qua đường thôi, nếu không thì cứ đứng đó mà đợi cả ngày.” Giang cũng nói rằng, đi lại trên đường phó Singapore dễ thở hơn vì cậu chỉ gặp ô tô và một ít xe máy chứ không có những đám đông náo nhiệt trên phố như ở Việt Nam. Giang cũng nói rằng, người Singapore rất thân thiện và luôn giúp đỡ cậu ở nơi công cộng.

Tôi không phải là ăn xin!

Một điều khác cậu không hề thích thú gì khi đón nhận cả ở Việt Nam và Singapore – đó là người ta thường cho cậu tiền lẻ vì nghĩ Giang là hành khất. “Tôi cũng đi làm bình thường như mọi người mà! Nếu đưa tôi tiền thì hãy đưa tôi vài nghìn đô cho bõ, đừng đưa tiền lẻ.” Giang hóm hỉnh nói. “Họ nghĩ là tôi mù thế này thì còn không có cả tiền ăn cơ. Tôi biết là họ nghĩ thế mà!”

Làm thế giới này trở nên thân thiện hơn với người khiếm thị

Làm thế giới này trở nên thân thiện hơn với người khiếm thị

Giang rất biết cách đứng về phía những người khiếm thị như mình. Ở Việt Nam, các ngân hàng không cho phép người khiếm thị mở tài khoản ngân hàng, cũng không phải vì kỳ thị gì, chỉ là họ dường như không thể sử dụng máy ATM. Trớ trêu thay, giao dịch bằng ngân hàng lại là cách thức hợp lý nhất đối với người khiếm thị khi mà họ không thể cứ cầm cả xấp tiền trên tay mà đếm được. Giang đã cố thuyết phục ngành ngân hàng Việt Nam, và cuối cùng cũng chỉ làm được điều đó với một chi nhánh duy nhất.

Giang muốn tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho người khiếm thị.

Giang muốn tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho người khiếm thị.

Tại Singapore, Giang nhận ra rằng hệ thống bản đồ MRT sẽ giúp người khiếm thị dễ dàng hơn trong việc tìm đường – cũng như những phản hồi của cậu vê việc cải thiện bản đồ các đường mòn ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah.

Giang là người tích cực nhất trong công việc ở Grab, trong đó bao gồm cả việc làm các ứng dụng trở nên thân thiện hơn với người khiếm thị. Cậu xác định được rằng, các trang đặt chỗ là thứ cần phải thay đổi, và dường như đó chính là “khoái cảm trong công việc” mà nghề lập trình viên đem lại cho Giang.

“Động lực của Giang là điều gì đó thực sự rất đáng ngạc nhiên.” – Ông Javier Gomez, cấp trên của Giang nói về cậu như vậy. “Giang muốn có một ứng dụng thân thiện với người mù, và vậy là cậu ấy cứ thế mà làm thôi.”

Kẻ tàn nhưng không phế

Để nói về Giang, người ta chỉ có thể sử dụng hai từ, đó là ”lạc quan” và ”kỳ tích”. Giang gần như không coi khiếm khuyết sinh học của mình vào đâu, khi mà bất cứ rào cản nào về sự nghiệp cũng đã được cậu vượt qua một cách xuất sắc, đồng thời bản thân chàng lập trình viên khiếm thị này cũng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người – những đồng nghiệp trong công ty; những lập trình viên và những người khiếm thị khác trên toàn thế giới.

Mới đây, một bài báo trên trang Channel News Asia đã vinh danh Giang như một biểu tượng của sự kiên cường và thái độ sống lạc quan, mạnh mẽ. Bài báo được viết bởi Derrick A-Paulo và Anne-Marie Lim đã tổng kết lại một phần cuộc đời không ngừng chuyển động và cố gắng của Giang như chuyến hành tuyệt đẹp của nghị lực và tài năng, đi kèm với đó là thái độ sống tuyệt vời.

‘Mỹ có Facebook, Google vì người Mỹ làm gì cũng có cộng đồng, còn người Việt làm gì cũng nghĩ đến bản thân’

Bài viết mới