Nếu bạn thông minh, hãy thử nhìn nhận xem bạn có gặp vấn đề nào dưới đây không nhé!
1. Bạn mặc nhiên bị coi là chẳng bao giờ cần ai giúp
Bạn thông minh mọi người biết điều đó, thông minh rồi còn muốn gì nữa, phải không?
Ở trường, nếu chẳng may ốm phải nghỉ học 1 tháng, mọi người sẽ phản ứng sao? Bạn là một sinh viên xuất sắc mà, thường họ sẽ nghĩ bạn thừa sức bắt kịp trên lớp và chẳng cần xem ghi chú hay giảng lại gì hết.
Ở chỗ làm, sếp thường hay ‘ném’ cho bạn những khách hàng khó tính hay nhiệm vụ khó nhai nhất? Đương nhiên rồi, thông minh vậy mà không giải quyết nổi sao?
Ở nhà còn nhiều việc quá, ai sẽ là người bị giao làm? Rất có thể cũng sẽ là bạn, bạn có thể quẩy nhiều việc một lúc mà vẫn hiệu quả, chẳng cần sự giúp đỡ cơ mà.
Các vấn đề trong cuộc sống cá nhân thì sao? Mọi người cũng nghĩ bạn thông thái, luôn có thể đưa ra giải pháp tuyệt vời cho mọi vấn đề của bất cứ ai thì cần gì trợ giúp trong những việc cá nhân nữa?
Cho dù đó là giả định hay mặc định thì hầu hết mọi người đều sẽ coi chuyện bạn có thể quẩy hết mọi thứ một mình là chuyện đương nhiên như hít thở rồi, và rất có thể là sẽ ít khi trợ giúp bạn.
2. Bạn dễ bị coi là kiêu căng
Bạn hiểu biết rộng, suy nghĩ logic, luôn biết rõ những gì mình đang nói. Bạn có thể dễ dàng nhận ra những sai lệch trong một cuộc tranh luận và bác bỏ chúng ngay lập tức. Cho dù là một tranh cãi tay đôi nho nhỏ hay một cuộc đấu khẩu lớn, bạn thường là người dẫn lối và giành phần thắng, tuyệt!
Thế nhưng mọi người lại thường không thích điều đó. Họ không muốn những niềm tin, nhận thức lâu năm của mình bị thách thức, không muốn những lý lẽ của họ bị coi là vô giá trị, không muốn những thứ họ đưa ra bị chứng minh là sai.
Chắc chắn rồi, bạn có thể sẽ chỉ chú ý tới nội dung cuộc tranh luận cũng như niềm ham thích phải phân tích đến tận cùng, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mọi người nhanh chóng trở nên ích kỷ. Trong mắt họ, bạn dần biến thành một kẻ hiếu thắng và kiêu ngạo luôn muốn hạ bệ, biến họ thành lũ ngốc.
3. Dễ bị người khác ghen ăn tức ở
Sự thông minh, theo nhiều định nghĩa khác nhau, thực sự là một phẩm chất có rất nhiều khía cạnh. Nó không chỉ đơn thuần là có IQ cao hay trong đầu có nhiều kiến thức “học vẹt”. Nó là sự kết hợp giữa trí tuệ, sự thông thái, kỹ năng mềm tốt và tính cách dễ chịu, tinh tế.
Sự thông minh không thực sự tự nó là vấn đề. Mọi người thường được biết đến với một hay một số phẩm chất nổi bật, nhưng đó không có nghĩa là thông minh. Những người nổi bật về vẻ ngoài, IQ, khả năng thể thao, nghệ thuật hay bất cứ thứ gì đó thường luôn được ca ngợi, trân trọng.
Thế nhưng nếu ạn vừa thông minh, vừa giỏi nghệ thuật, vừa diễn thuyết tốt, vừa có bằng cấp tốt cùng phong cách ăn mặc đáng ngước nhìn thì…bạn “chết” với thiên hạ rồi. Trên thực tế, những người giỏi nổi bật ở nhiều khía cạnh thường bị ghen tị nhiều hơn so với các chuyên gia ở lĩnh vực nhất định nào đó.
4. Bạn sẽ hay đơn độc
Đơn độc ở đây không phải theo nghĩa hẹp là những người “tự kỷ”, sống hướng nội mà theo cách của những người thông minh thì là khi bạn khó kiếm được những người có lối tư duy như bạn, những người ủng hộ những ý tưởng mới lạ của bạn, những người không cảm thấy áp lực hay chán ghét vì sự thông minh của bạn.
Hay nói cách khác thì họ là những người có thể quên đi việc bạn rất thông minh để nhìn sâu và khám phá con người thật của bạn, không bao giờ mặc định hay đánh giá điều gì về bạn chỉ vì bạn thông minh. Nếu không tìm được những người bạn như vậy, bạn sẽ khá cô đơn.
5. Bạn bị mặc định là luôn luôn khôn ngoan, sáng suốt, và tử tế với tất cả mọi người
Thông minh không đồng nghĩa với sự tử tế. Kiến thức không đồng nghĩa với sự sáng suốt, khôn ngoan. Thế nhưng bạn lại luôn bị mặc định như vậy đấy.
Trong một số trường hợp điều này cũng không hoàn toàn đúng. Nhiều người thông minh vẫn bị coi là những “tên khốn” luôn chơi khăm người khác. Lý do đơn giản không phải cứ thông minh là người ta sẽ làm những việc đúng đắn.
Không phải cứ hiểu cao biết rộng là họ sẽ biết tận dụng những thứ đó. Những người thông minh cũng có thể ích kỷ, tham lam, mất phương hướng, hay thành kiến và có thể làm những điều gây hại đến người khác.
Xã hội luôn kỳ vọng họ phải tử tế, tốt đẹp, sáng suốt, phải “làm được gì đó cho nhân loại”, dù những thứ này không phải bao giờ cũng đi kèm với sự thông minh.