Có 4 ngân hàng Việt không được bảo lãnh bán nhà trên giấy

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng theo quy định của Thông tư 13/2017.

Theo Thông tư 13/2017, kể từ ngày 15/11/2017, các ngân hàng thương mại phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng bên mua trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua nhà.

Việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (gọi là bảo lãnh nhà ở) là bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, ngân hàng thương mại cam kết với bên mua, bên thuê mua (gọi chung là bên mua) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho chủ đầu tư khi đến thời hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua mà không hoàn lại hoặc hoàn lại không đầy đủ số tiền đã nhận ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết cho bên mua; chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng thương mại.

Theo quy định của Thông tư 37, ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai phải đảm bảo 2 điều kiện:

1) Trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng;

2) Không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt.

Trong các ngân hàng Việt Nam, có 31 ngân hàng được bảo lãnh bán nhà trên giấy, tức chiếm gần 90%, còn các ngân hàng 100% vốn nước ngoài thì 100% đáp ứng được tiêu chuẩn.

4 ngân hàng Việt không có tên xuất hiện trong bảng danh sách này chính là 3 ngân hàng từng bị mua lại 0 đồng là OceanBank, GPBank và CB (VNCB cũ) cùng với ngân hàng đang bị kiểm soát đặc biệt DongABank.

Danh sách các ngân hàng được NHNN chấp thuận cho bảo lãnh bán nhà trên giấy

Danh sách các ngân hàng được NHNN chấp thuận cho bảo lãnh bán nhà trên giấy

Bài viết mới