Chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu về 4 bệnh được quan tâm và hỏi han nhiều trên internet

Theo cuộc điều tra mới nhất, ở nước Anh, hơn 1/4 người dân thường xuyên tự chẩn đoán bệnh của mình bằng cách tra cứu trên internet hoặc là hỏi những người đã từng bị bệnh đó. Sự thật là có rất nhiều người đã làm các cách này khi phát hiện các triệu chứng mình đang có trước khi tìm đến tư vấn của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Với bất cứ bệnh nào, tìm kiếm đánh giá, lời khuyên của bác sĩ là điều cực kì quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Theo giáo sư Helen Stokes-Lampard, Chủ tịch Royal College of GPs, việc làm này không thể cho bạn sự chẩn đoán chính xác bằng việc đi khám từ các bác sĩ chuyên môn. Và cho dù với bất cứ bệnh nào, tìm kiếm đánh giá, lời khuyên của bác sĩ là điều cực kì quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Dưới đây là chia sẻ của những chuyên gia có chuyên môn về 4 bệnh được hỏi nhiều trên internet đã được trang báo DailyMail thống kê lại:

1. Bệnh viêm amidan có lây?

Janet Wilson, giáo sư khoa tai họng tại Bệnh viện Newcastle kiêm bác sĩ tư vấn phẫu thuật tai, mũi, họng, cho biết:

Bản thân bệnh viêm amidan không lây.

Bản thân bệnh viêm amidan không lây.

Chuyên gia nói: Bản thân bệnh viêm amidan không lây. Bệnh amidan là tình trạng viêm nhiễm amidan và nó chủ yếu xảy ra do viêm từ 1 số virus hoặc loại vi khuẩn có tên streptococcus.

Nghiêm túc mà nói, bạn không thể bị “dính” viêm amidan từ người khác. Tuy nhiên, “bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn dẫn tới viêm amidan lại có thể bị lây từ một người nào đó bị bệnh, qua ho, hắt hơi, chạm vào các bề mặt nhiễm khuẩn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp như hôn.

Việc này có thể dẫn tới viêm amidan bởi nó gây ra phản ứng miễn dịch để lại hậu quả là tình trạng viêm của amidan.

Nhưng cũng có khả năng bạn sẽ không bị bệnh. Thực vậy, một nghiên cứu với hơn 1.400 cặp anh/chị/em bị viêm họng nhóm cầu khuẩn A cho kết quả, chỉ 4-5% bị bệnh – “do đó, nguy cơ lây nhiễm là rất thấp, ngay cả ở những dạng tiếp xúc gia đình gần gũi nhất. Bạn chắc chắn có ít nguy cơ bị viêm amidan so với những bệnh truyền nhiễm cao như sởi hay thậm chí cảm và cúm. Yếu tố quyết định liệu bạn có bị viêm amidan hay không chính là tính nhạy cảm của amidan – cụ thể là cách thức mô amidan phản ứng – với những vi khuẩn như liên cầu khuẩn. Khoảng 20% trong số chúng ta mang khuẩn này trong người mà không phát triệu chứng.

Tính nhạy cảm của bạn cũng có thể thay đổi theo thời gian. Một số người chỉ bị viêm amidan khi còn nhỏ, những người khác khi đã trưởng thành trong khi một số lại thường xuyên bị bệnh.

Điều chúng ta thực sự biết là sau tuổi lên 8, các bé gái có nhiều nguy cơ bị viêm amidan hơn so với các bé trai. Và trước 15 tuổi, con số này tăng lên gấp đôi. Việc này có thể liên quan tới yếu tố dậy thì và hormone.

Vậy tại sao đây lại là câu hỏi xuất hiện nhiều nhất trên Google? Giáo sư Wilson cho biết: “Tôi ngờ rằng đó là bởi không có vaccin chống lại bệnh – thực ra là vẫn chưa có – và bởi viêm amidan là một trong những bệnh thường gặp nhất ở người”.

2. Nhiễm trùng máu là gì?

Bác sĩ Ron Dainels, giám đốc điều hành Quỹ Nhiễm trùng máu Anh (UK Sepsis Trust) kiêm cố vấn trong lĩnh vực chăm sóc đặc biệt cho NHS, giải thích:

Nếu không được điều trị nhanh, nhiễm trùng máu có thể nhanh chóng dẫn tới suy nội tạng và tử vong.

Nếu không được điều trị nhanh, nhiễm trùng máu có thể nhanh chóng dẫn tới suy nội tạng và tử vong.

Nhiễm trùng máu là căn bệnh đe dọa tính mạng, khởi phát khi phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng trở nên quá mức. Nguyên nhân có thể do bất cứ thứ gì, từ nhiễm trùng nước tiểu hoặc côn trùng cắn tới bệnh viêm phổi. Trong nỗ lực chống lại bệnh nhiễm trùng, cơ thể đã phản ứng thái quá và tấn công chính những cơ quan và mô của mình.

Mạch máu nới rộng, khiến áp lực máu giảm mạnh và những cơ quan như tim, thận rơi vào tình trạng thiếu máu và oxy trầm trọng. Nếu không được điều trị nhanh, nhiễm trùng máu có thể nhanh chóng dẫn tới suy nội tạng và tử vong.

Những thuật ngữ này có thể sử dụng thay thế nhau nhưng thuật ngữ sau hiện không được dùng phổ biến nữa. Nhiễm trùng máu là thủ phạm gây tử vọng lớn nhất ở Anh, thường do chậm trễ trong chẩn đoán – triệu chứng lại thường bị nhầm lẫn với những bệnh thường ngày khác, như cúm hay nhiễm trùng do virus thứ cấp.

Nhiễm trùng máu là trường hợp cấp cứu về y tế – hãy tìm kiếm trợ giúp khẩn cấp nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào dưới đây: nói năng lộn xộn, thiếu kiểm soát, run rẩy cao độ hoặc đau cơ, không hề đi tiểu (trong một ngày), tình trạng hụt hơi nghiêm trọng, bạn có cảm giác bạn sắp chết (triệu chứng chủ chốt), da nổi mẩn đốm hoặc đổi màu.

Bạn có làm bất cứ việc này, đừng lãng phí thời gian với vitamin và khoáng chất. Ý tưởng này bắt nguồn từ một nghiên cứu nhỏ công bố vào năm nay rằng, một liều truyền tĩnh mạch nồng độ cao vitamin C và selen giúp bệnh nhân trong trường hợp phải chăm sóc đặc biệt.

Bạn cần phải được trợ giúp về mặt y tế. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin mua tại tiệm thuốc không giúp ích gì đâu.

3. Bệnh zona thần kinh có lây không?

Giáo sư Judy Breuer, giám đốc khoa miễn dịch và truyền nhiễm trường University College London, khẳng định:

Zona chỉ lây nếu bạn chưa từng bị thuỷ đậu – nhưng trong trường hợp này, bạn sẽ bị thuỷ đậu, chứ không phải zona.

Zona chỉ lây nếu bạn chưa từng bị thuỷ đậu – nhưng trong trường hợp này, bạn sẽ bị thuỷ đậu, chứ không phải zona.

Bạn không thể lây bệnh zona từ người khác Bệnh zona là tình trạng mẩn đỏ da gây đau đớn do virus varicella-zoster – cũng là thủ phạm của bệnh thuỷ đậu – gây ra. Sau khi bị thuỷ đậu, virus này nằm im lìm trong dây thần kinh và có thể tái kích hoạt ở giai đoạn sau, thường khi hệ miễn dịch của bạn yếu đi theo tuổi tác. Và căn bệnh tái khởi phát này được biết đến với tên gọi bệnh zona. Đó là lý do bất cứ từng bị thuỷ đậu đều có thể bị bệnh zona nhưng thực tế bạn không bị lây bệnh.

Zona chỉ lây nếu bạn chưa từng bị thuỷ đậu – nhưng trong trường hợp này, bạn sẽ bị thuỷ đậu, chứ không phải zona.

Chính các nốt mụn giộp zona làm virus lây lan – nếu chúng tiết dịch thì virus sống có thể bị những người khác hít phải. Các nốt mụn nước vẫn có khả năng lây lan virus cho tới khi chúng khô hoàn toàn, sau khoảng 5-7 ngày. Bệnh zona không lây nhiễm trước khi các nốt mụn nước mọc lên.

4. Làm thế nào để hạ huyết áp?

Gareth Beevers, giáo sư danh dự khoa dược tại Bệnh viện City, Birmingham, uỷ viên hiệp hội huyết áp Anh (Blood Pressure UK), cho biết:

Hãy giảm hàm lượng muối hấp thụ - muối làm cơ thể tích nước - một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp.

Hãy giảm hàm lượng muối hấp thụ – muối làm cơ thể tích nước – một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp.

Nhiều người bị huyết áp cao muốn tránh dùng thuốc trị huyết áp cao. Do đó, tôi không ngạc nhiên khi có nhiều người tìm đến Internet để tham khảo cách trị bệnh.

Tuy nhiên, để tự kiểm soát huyết áp, đầu tiên nên mua máy đo huyết áp sử dụng tại nhà. Cách tốt nhất là nên theo dõi các chỉ số huyết áp hàng ngày của bạn. Về điều trị, còn tuỳ thuộc vào chỉ số huyết áp cao đến đâu. Huyết áp cao là chỉ số liên tục trên 140/90.

Nếu huyết áp của bạn rất cao – khi nói như vậy, ý tôi là chỉ số đầu (vốn quan trọng nhất) rơi vào khoảng 180 thì thuốc sẽ là lựa chọn đầu tiên bởi bạn đang có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Những thay đổi trong lối sống không tạo ra đủ khác biệt nhanh hoặc lớn là thứ chưa cần được ưu tiên vào lúc này.

Nếu chỉ số đầu là 160 hoặc thấp hơn, rất đáng để bạn thực hiện một số thay đổi trong lối sống. Đầu tiên, hãy giảm hàm lượng muối hấp thụ – muối làm cơ thể tích nước – một trong những nguyên nhân làm tăng huyết áp. Tác dụng của việc cắt giảm muối có thể vô cùng to lớn – nó giúp bạn không cần giúp thuốc trị cao huyết áp.

Ăn thật nhiều trái cây, rau cũng có tác dụng bởi chúng làm tăng hàm lượng kali, nhờ đó, giảm lượng muối trong máu, tránh được tình trạng tăng huyết áp.

Tích cực tập thể dục thể thao hơn và giảm cân cũng tạo ra khác biệt thực sự. Nếu bạn chỉ giảm hơn 6kg thôi, bạn cũng đã có thể giúp giảm tới 10 đơn vị trong chỉ số huyết áp của mình, đưa nó trở về mức khỏe mạnh bình thường”.

Theo DailyMail

Mọi bệnh tật sinh ra đều liên quan đến yếu tố này: Đây là cách giúp bạn phòng bệnh

Bài viết mới