Phải làm gì khi mắc bệnh ung thư? Hãy nghe kinh nghiệm thực tế của người bệnh

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia để bạn có thể đối mặt với căn bệnh “tử thần” này, từ đó bạn có thể tự chọn ra cho mình những quyết định đúng đắn nhất.

Bạn cần hiểu rõ chẩn đoán căn bệnh của mình

Phát hiện mình bị ung thư luôn là cú sốc tinh thần với bất kỳ ai, thậm chí đối với nhiều người ung thư là án tử đang treo lơ lửng ở trên đầu. Để đối mặt với căn bệnh này, bạn cần phải nắm rõ thông tin về căn bệnh của mình.

Đa số các bệnh nhân ung thư đều không hiểu rõ bệnh tình, những gì mà họ biết được hầu hết từ những lời truyền miệng thiếu chuyên môn từ những người xung quanh, vì vậy càng khiến cho họ cảm thấy sợ hãi và lo lắng hơn nữa.

Do đó, bước quan trọng đầu tiên mà bạn phải chuẩn bị trong cuộc hành trình đối mặt với bệnh ung thư là có càng nhiều thông tin chính xác càng tốt, từ bác sĩ của bạn và từ các nguồn thông tin đáng tin cậy.

Ảnh minh họa

Ông Dany Bell – một chuyên gia tư vấn điều trị và phục hồi tại Trung tâm Hỗ trợ Bệnh nhân Ung thư Macmillan (nước Anh) chia sẻ “Ung thư là một từ ngữ chứa đựng nhiều sự sợ hãi và cảm xúc”. Ông cho biết thêm: “Việc hiểu thật rõ căn bệnh của mình sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng trong việc kiểm soát cảm xúc hơn”.

Trong một vlog kể về trải nghiệm với căn bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 4, cô Sharon Nance (Texas, Mỹ) chia sẻ về những cách làm thế nào để giúp cô đối mặt với căn bệnh từng làm cô suy sụp, trong đó có cách cập nhật thông tin và hiểu biết đầy đủ.

“Trước khi rơi vào trạng thái hoảng loạn, hãy hít một hơi thật sâu, cố gắng thật bình tĩnh, thu thập thật nhiều thông tin hữu ích mà bạn có thể tìm được về căn bệnh ung thư mà bạn mắc phải, khả năng sống còn với các giai đoạn của bệnh, hiểu thật rõ kẻ thù mà bạn đối mặt sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn rất nhiều”.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn

Nhiều người cho rằng việc nói chuyện với các bác sĩ thường rất khó khăn, do chủ đề về ung thư luôn chứa đựng nhiều ngôn ngữ chuyên môn phức tạp. Cả bệnh nhân và bác sĩ đều gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin bệnh tình, từ đó khiến cho quá trình giao tiếp trở nên không hiệu quả.

Bác sĩ Ann O’Mara – trưởng khoa Nghiên cứu Chăm sóc Giảm nhẹ thuộc phân khoa Phòng ngừa Ung thư của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute – NCI) cho biết:

“Việc trao đổi một cách cởi mở luôn là chìa khóa quan trọng trong mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân, vừa giúp bệnh nhân có thêm nhiều thông tin hữu ích, đồng thời giúp cho bác sĩ hiểu rõ hơn về cảm xúc người bệnh của mình”.

Ảnh minh họa

Hãy chia sẻ với bạn bè thân thiết và gia đình

Hãy nói chuyện với bạn bè thân thiết và gia đình về vấn đề bạn gặp phải, họ sẽ giúp đỡ và ủng hộ bạn vượt qua giai đoạn khó khăn về mặt tinh thần. Đầu tiên bạn cần nói chuyện với người bạn thân nhất hoặc gia đình trước. Sau đó, hãy lập ra một danh sách những người mà bạn có thể tin cậy để chia sẻ.

Dùng sự tức giận và đau buồn như “đòn bẩy” tinh thần

Tức giận và đau khổ là những cảm xúc bình thường đối với bất kì ai khi bị chẩn đoán ung thư, nhưng sẽ là không cần thiết nếu bạn cố gắng kiềm chế hay loại bỏ hoàn toàn những cảm xúc này.

Trong vlog của mình, cô Sharon Nance chia sẻ rằng đôi khi những cảm xúc tiêu cực có thể được dùng như một cái đòn bẩy tinh thần. Ví dụ, sự tức giận giúp cho cô hiểu rằng cô không muốn ung thư chiếm đoạt hết toàn bộ cuộc sống của cô.

“Bạn có quyền được tức giận, tôi tức giận vì căn bệnh ung thư quái ác làm cho tôi phải đau khổ. Tôi hầu như mọi lúc luôn tự động viên chính mình bằng cách tự nhủ. Được rồi! Tôi sẽ đứng dậy và không bao giờ đầu hàng hay gục ngã, tôi sẽ không để cho nó kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của tôi bằng bất kỳ một cảm xúc tiêu cực nào nữa”.

Đừng để ung thư làm chủ cuộc đời bạn

Bạn bị ung thư nhưng đừng để nó làm chủ bạn!”, cô Nance chia sẻ.

Ung thư có thể tồn tại trong cơ thể và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, nhưng hãy vẫn cố gắng tiếp tục duy trì các hoạt động thường ngày, hoặc thử những điều mới mẻ, như làm đồ handmade, thủ công, vẽ tranh, viết lách, kết bạn … bất cứ thứ gì khiến cho bạn cảm thấy cuộc sống này luôn có thật nhiều ý nghĩa.

NCI khuyên rằng “hãy làm bất cứ điều gì khiến bạn hạnh phúc “, dành toàn bộ sự tập trung về mặt tinh thần và cảm xúc vào những điều khiến bạn thoải mái, tham gia tích cực vào các hoạt động sáng tạo và thể chất.

Đừng đầu hàng hay gục ngã trước căn bệnh này, đừng để ung thư làm chủ cuộc sống của bạn. Ung thư không phải là một dấu chấm hết, hãy tin rằng bạn luôn xứng đáng được sống hạnh phúc và cuộc sống này vẫn luôn còn chứa đựng nhiều điều thú vị phía trước đang chờ bạn khám phá.

*Theo Medicalnewstoday

Bác sĩ lắc đầu với “siêu thực phẩm tiêu diệt tế bào ung thư”

Bài viết mới