Bức ảnh ấn tượng trong ngày: VN-Index vs danh mục của tôi

Thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn trong những tháng gần đây khi chỉ số Vnindex tiếp tục vượt đỉnh quá khứ. Điều này khiến cho tâm lý chung của toàn thị trường trở nên quá phấn khích, và ai cũng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi chung đó “thị trường tăng giá vì điều gì?, liệu đây đã là đỉnh chưa?”

Thế nhưng, thực trạng của số đông nhà đầu tư cá nhân có lẽ được mô tả hợp lý nhất trong bức ảnh này:

Nguồn: CTCK Rồng Việt

Nguồn: CTCK Rồng Việt

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/11/2017, chỉ số Vnindex đóng cửa ở mốc 913.30 điểm với giá trị giao dịch cao gấp đôi mức trung bình, đã có lúc thị trường tăng hơn 3% trong phiên giao dịch với sự ngỡ ngàng của giới đầu tư. Đây là phiên tăng điểm mạnh nhất từ đầu năm tới nay và đã tăng 12/13 phiên gần nhất với tỷ lệ tăng trưởng hơn 10%.

Nhưng thực tế cho thấy, chỉ số Vnindex tăng mạnh ảnh hưởng nhiều bởi các mã vốn hóa lớn. Trong phiên giao dịch ngày 21/11/2017, ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ đóng góp 3,74% thay đổi của chỉ số, chiếm tỷ trọng 25,52% giá trị giao dịch toàn thị trường, chủ yếu là các mã SAB (+4,4%), VNM(+1,1%), MCH (+2,1%), BHN (2,9%),MSN (5,6%) v.v.

Nhóm cổ phiếu tài chính với sự dẫn đầu của VCB (+3,8%), BVH (+5%), SSI (+2%), EIB (2,6%), MBB (1,1%), VND (+3%) cũng đóng góp 2,1% thay đổi của chỉ số Vnindex chiếm tỷ trọng 22,58% giá trị giao dịch toàn thị trường. Ngoài ra, VIC và VRE cũng là 2 cổ phiếu nổi bật, tăng trần và thu hút dòng tiền của khối ngoại trong những phiên gần đây cũng đóng góp vào sự tăng điểm của chỉ số Vnindex.

Như vậy có thể thấy, chỉ có một số nhóm ngành tăng trưởng và một số cổ phiếu đầu ngành đó tăng mạnh kéo chỉ số lập đỉnh 10 năm. Tuy nhiên, các cổ phiếu này thay nhau tăng điểm và kéo chỉ số chứ không đồng loạt tăng để tạo tính lan tỏa toàn thị trường, các cổ phiếu nhóm Mid cap và penny vẫn biến động quanh mức tham chiếu hoặc chìm trong sắc đỏ.

Thực trạng xanh vỏ đỏ lòng xuất hiện và hiện tượng thị trường tăng gần 20 điểm nhưng tài khoản vẫn lỗ xảy ra ở những nhà đầu tư không có “cổ phiếu trụ” trong danh mục. Dẫn đến 2 trạng thái tâm lý, một là nhà đầu tư cầm cổ phiếu nhưng không tăng và sốt ruột muốn bán để cơ cấu lại danh mục, mua cổ phiếu trụ để khỏi lỡ sóng. Mặt khác, những nhà đầu tư sẵn tiền mặt thì e ngại thị trường tăng quá nóng và không dám mua cổ phiếu vì sợ khi mua xong thị trường sẽ điều chỉnh.

Tiền đổ vào bluechips đẩy P/E của nhiều cổ phiếu lớn lên mức giá cao “khác thường”

Bài viết mới