New York: 100 triệu USD mới gọi là giàu

“Nhiều người tin rằng, cùng với tài sản và dịch vụ hữu hình, có mọi thứ nghĩa là có phần dư thừa, đủ để đề phòng lúc khó khăn”, phóng viên Norman Vanamee viết trên tạp chí Town & Country.

Vanamee nhờ các chuyên gia ước tính “con số hạnh phúc” cho một cặp vợ chồng điển hình ở New York với 2 con. Một nhà phân tích của U.S. Trust ước tính gia đình này phải có một khoản tiền trị giá 190 triệu USD để duy trì lối sống xa hoa.

Dưới đây là một số chi phí “thông thường”:

Bất động sản: 18 triệu USD cho một căn hộ trên đại lộ Fifth Avenue nhìn ra công viên trung tâm, 2 triệu USD cho đồ nội thất và trang trí, 20 triệu USD cho một căn nhà nghỉ cuối tuần ở Hamptons và một căn tại Caribbean.

Giáo dục: 1,7 triệu USD/con cho một “chiến lược giáo dục không tốn kém” bao gồm trường tư thục và gia sư, học nhạc, thể thao, đi du lịch nước ngoài, và 4 năm đại học danh tiếng trong nhóm Ivy League.

Từ thiện: 25.000 USD/năm để ngồi vào hội đồng Bảo tàng thành phố New York, 15.000 USD một bàn tại sự kiện từ thiện hàng năm.

Nhân viên: 150.000 USD/năm cho lái xe, đầu bếp, và quản gia.

Nghệ thuật: một bộ sưu tập 7 – 8 tác phẩm (mỗi món từ 20 đến 100 triệu USD), hoặc khoảng 1 triệu USD/năm.

Từ thiện: 25.000 USD/năm để ngồi vào Hội đồng Bảo tàng Thành phố New York, 15.000 đô la Mỹ mỗi bảng tại sự kiện từ thiện hàng năm.

Sức khoẻ và sắc đẹp: 150.000 USD/năm cho quần áo, chăm sóc cơ thể, tập luyện và thẩm mỹ.

Triệu phú New York nghĩ 100 triệu USD mới gọi là giàu.
Triệu phú New York nghĩ 100 triệu USD mới gọi là giàu.

Các chuyên gia khác đưa ra một con số hạnh phúc khác nhỏ hơn, khoảng 100 triệu USD. “Tỷ phú xem 100 triệu USD như là điểm khởi đầu” Richard Kirshenbaum, tác giả của cuốn “Thế có phải là giàu? Cuộc sống của nhóm 1%”, cho biết. Giới siêu giàu còn có tên gọi riêng cho mốc này: hundy.

Nhưng Robert Frank, chủ nhân của “Cuộc sống bí mật của siêu giàu”, cho biết “con số này ít có liên quan hơn so với cách bạn kiếm được nó và những gì bạn đang làm với nó.”

Tuy nhiên, có tiền cũng không làm giảm hết lo lắng. Thậm chí, của cải còn tạo ra những lo lắng mới mà chỉ những người có tiền mới hiểu.

Triệu phú Thomas Gallagher nói với tờ New York Times: “Tôi vẫn cảm thấy, ở một chừng mực nào đó, tôi không có đủ tiền”. Gallagher cho biết ông không phải người sinh ra đã giàu mà chỉ là “rất may mắn trên phố Wall. Vị triệu phú phải giải quyết vô số các vấn đề tâm lý kể từ khi nghỉ hưu. Tôi có nhiều tiền hơn tôi từng tưởng tượng nhưng tôi vẫn lo lắng – tôi có đủ không nếu tôi sống lâu hơn tôi nghĩ?”

Công ty đường sắt Nhật và “canh bạc” phục vụ người giàu

Bài viết mới