Người ghét toàn cầu hóa sẽ thích chủ nghĩa địa phương thay vì chủ nghĩa dân tộc?

Sự đối lập hoàn toàn giữa toàn cầu hóa là chủ nghĩa dân tộc và việc theo đuổi những lợi ích vị kỷ của một quốc gia bắt đầu nhen nhóm ở châu Âu. Và hiển nhiên không chỉ châu Âu. Ở Mỹ, tổng thống Donald Trump xem xét lại các cam kết thương mại tự do của Mỹ.

Chủ nghĩa dân tộc thể hiện rõ trong cuộc bầu cử tổng thống Donald Trump
Chủ nghĩa dân tộc thể hiện rõ trong cuộc bầu cử tổng thống Donald Trump

Với phần còn lại của thế giới, lịch sử toàn cầu hóa cho thấy nó tạo ra kẻ thắng người thua, tùy theo vùng miền, trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau và thể hiện ở nhiều mặt của đời sống. Do đó, một người ở thành phố có thể thấy giá nhà mình đắt lên. Vốn nước ngoài chảy vào mua những dải đất rộng lớn khiến nơi đây thêm giàu có, trong khi những người khác có thể phải trả giá mua hàng hóa, dịch vụ cao hơn.

Trong một số khu vực của thị trường, tiền lương giảm là hậu quả của cạnh tranh toàn cầu, di cư, việc thuê nhân công theo mùa vụ và tự động hóa. Tuy nhiên, nhìn chung vấn đề không nằm ở chỗ toàn cầu hóa có tạo ra những thay đổi trên hay không, mà vấn đề là mọi người đang cảm thấy toàn cầu hóa gây ra những hậu quả đó.

Chủ nghĩa dân tộc là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác.

Chủ nghĩa địa phương chú trọng đến các hoạt động ở địa phương từ sản xuất, tiêu dùng, sự kiểm soát của chính quyền địa phương cho đến lịch sử, văn hóa, bản sắc của địa phương.

Những bức tường và tiếng khóc

Toàn cầu hóa không đơn thuần là câu chuyện của thương mại, di cư hay gia công nước ngoài. Ví dụ, đối với nhiều người Anh, nước Anh dường như đang được rao bán khi tỉ trọng các doanh nghiệp và tài sản của nước này thuộc về các ông chủ nước ngoài tăng lên.

Theo lý thuyết kinh tế, một quốc gia càng ngày vận hành vì lợi ích của vốn nước ngoài thay vì lợi ích của người dân. Sau cùng, dòng vốn nước ngoài chảy vào có nguy cơ làm tăng tỉ giá hối đoái, khiến việc xuất khẩu trở nên khó khăn hơn, làm giảm đầu ra của sản xuất và gây mất việc làm ở những khu vực kinh tế chịu ảnh hưởng.

Những bức tường ở biên giới quốc gia chống người nhập cư như một lời từ chối với toàn cầu hóa
Những bức tường ở biên giới quốc gia chống người nhập cư như một lời từ chối với toàn cầu hóa

Để bảo vệ mình khỏi những thế lực ngoài tầm kiểm soát, người dân trên khắp thế giới ngày càng trông chờ sự bảo hộ của chính phủ, dẫn đến sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc. Như Abraham Lincoln đã nói: “Mục tiêu chính đáng của Nhà nước là làm những gì cộng đồng cần, nhưng không thể làm hết, hoặc không thể làm tốt như họ tự làm một cách độc lập, bằng chính khả năng của họ”.

Rõ ràng, không một ai có thể ngăn cả được dòng chảy của vốn trên toàn cầu. Các chính phủ phương Tây có vẻ không thích trao cho người lao động phương tiện để họ tự bảo vệ mình, ví dụ như cải thiện luật lao động và công đoàn. Tuy nhiên, khi kì vọng sự bảo vệ của một chính phủ tốt, công dân có nguy cơ trao quá nhiều quyền lực đối với cuộc sống của họ vào tay Nhà nước.

Chính sách để có được một chính phủ mạnh chưa chắc đã tốt hơn chính sách phù hợp với các tập đoàn đa quốc gia. Hơn nữa, lịch sử chỉ ra rằng nỗi sợ toàn cầu hóa có thể bị lợi dụng bởi các chính trị gia, để biến thành nỗi sợ các quốc gia khác hoặc những người khác (chủ nghĩa dân tộc).

Thay vì chủ nghĩa dân tộc, chúng ta có thể chuyển sang chủ nghĩa địa phương.

Một nền kinh tế gồm nhiều doanh nghiệp lớn (vận hành vì lợi ích của các ông chủ toàn cầu) không lý tưởng cho các cá nhân và toàn xã hội. Ngược lại, xã hội gồm nhiều doanh nghiệp địa phương nhỏ sẽ bền vững, tự chủ hơn và giữ được tinh thần của kinh tế thị trường. Mức độ tập trung kinh tế tăng (số lượng doanh nghiệp giảm nhưng quy mô lớn hơn) là nguyên nhân gia tăng bất bình đẳng.

Nếu một doanh nghiệp quá lớn để sụp đổ (sự phá sản của các tập đoàn này sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, vì vậy chính phủ sẽ không để các tập đoàn này sụp đổ), khi ấy chính phủ đã thất bại trong việc giữ mức độ tập trung kinh tế nhỏ.

Bảo hộ địa phương khỏi sự bóc lột của toàn cầu hóa đòi hỏi sự kết hợp đúng đắn giữa các chính sách toàn cầu và địa phương. Các chính sách của chính quyền địa phương đòi hỏi mức tài trợ phù hợp. Thuế nên được thu ở cấp quốc gia và chia sẻ hợp lý (dựa trên nhân khẩu học) cho các chính quyền địa phương.

Có nhiều cách để thúc đẩy sở hữu và trao quyền ở cấp độ địa phương, như xây thêm nhà ở xã hội, thúc đẩy quyền sở hữu của chính quyền địa phương đối với các dịch vụ công cộng hoặc hỗ trợ các của hàng của địa phương.

Cuối cùng, sự thay thế khả thi duy nhất cho mô hình Nhà nước lớn và tập đoàn lớn, là nhà nước nhỏ và doanh nghiệp nhỏ, hoặc hợp lý hơn, là chính quyền địa phương và doanh nghiệp địa phương. Việc theo đuổi chủ nghĩa địa phương đòi hỏi một sự thay đổi về mặt hệ thống trong cách nhà nước sắp xếp xã hội.

APEC, toàn cầu hóa và những “cơn gió ngược”

Bài viết mới