Quà tặng dành cho Tổng thống Mỹ sẽ có kết cục ra sao?

Quà tặng ngoại giao dành cho Tổng thống sẽ được coi là tài sản của nước Mỹ

Theo tài liệu hướng dẫn về quy chuẩn đối với quà tặng Tổng thống của Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ, những món quà được nguyên thủ và chính phủ các nước tặng Tổng thống sẽ không được coi là tài sản của cá nhân ông chủ Nhà Trắng.

Nội dung tài liệu có ghi rõ: “Bất cứ món quà bằng hiện vật nào có giá trị quy đổi trên mức tối thiểu và được chấp thuận với lý do ngoại giao hay khánh tiết đều không được coi là tài sản cá nhân. Người nhận quà sẽ đại diện cho chính phủ Hoa Kỳ và món quà sẽ được coi là tài sản quốc gia. Đối với trường hợp món quà ngoại giao được trao tặng đến tay Tổng thống hoặc thân nhân gia đình Tổng thống, hiện vật đó sẽ được bảo quản tại Cơ quan lưu trữ quốc gia của Mỹ (NARA)”.

Thủ tướng Ai Len Enda Kenny thân tặng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama một bình hoa đựng cỏ ba lá - biểu tượng truyền thống của ngày lễ Thánh Patrick, trong chuyến thăm Nhà Trắng, ngày 19/03/2013. Ảnh: Aol. News

Thủ tướng Ai Len Enda Kenny thân tặng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama một bình hoa đựng cỏ ba lá – biểu tượng truyền thống của ngày lễ Thánh Patrick, trong chuyến thăm Nhà Trắng, ngày 19/03/2013. Ảnh: Aol. News

Theo hiến pháp, về cơ bản Tổng thống Mỹ hay bất cứ cá nhân nào khác đang làm việc trong chính phủ liên bang sẽ không được phép nhận bất cứ quà tặng nào từ bên ngoài nhằm tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công việc, tính khách quan cũng như gây cản trở các quyết định hành pháp.

Tuy vậy điều khoản này cũng có trường hợp ngoại lệ. Dù vẫn bị ràng buộc bởi quy định trên nhưng với cương vị là người đứng đầu chính phủ liên bang, Tổng thống vẫn được phép nhận những món quà đến từ cá nhân những người dân Mỹ, miễn là danh tính người tặng được giữ kín. Nếu ở dạng hiện vật thì món quà phải có giá trị không quá 20 USD (tương đương 450.000 đồng). Ngoài ra, quà tặng có thể ở dạng như tiệc chiêu đãi, giải thưởng, khoản vay tín dụng, bằng cấp danh dự, lương hưu, khuyến mại giảm giá hay vé miễn phí tham dự các buổi hội thảo.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận quà từ Giáo hoàng Francis trong chuyến viếng thăm công quốc Vatican, ngày 24/5/2017. Ảnh: Aol. News

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận quà từ Giáo hoàng Francis trong chuyến viếng thăm công quốc Vatican, ngày 24/5/2017. Ảnh: Aol. News

Điều này thể hiện tính linh hoạt trong hiến pháp nước Mỹ, do không thể tránh khỏi trường hợp người dân vì quá yêu mến Tổng thống mà gửi tặng những món quà nhằm thể hiện tình cảm của mình.

Một chi tiết quan trọng đó là Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng được nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2009 vì những đóng góp to lớn của mình cho nền hòa bình thế giới. Vậy giải thưởng đó liệu có được coi là tài sản quốc gia hay không? Đối với luật pháp Mỹ, những giải thưởng tầm cỡ như giải Nobel không được xếp vào dạng quà tặng của chính phủ hay nguyên thủ quốc gia các nước. Lý do là bởi chúng được điều hành và tài trợ bởi một quỹ tư nhân độc lập chứ không phải một nền dân chủ nào cả. Do đó, Tổng thống hoàn toàn có quyền sở hữu giải thưởng này làm tài sản cho riêng mình.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng được nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2009 vì những đóng góp to lớn của mình cho nền hòa bình thế giới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng được nhận giải Nobel Hòa Bình năm 2009 vì những đóng góp to lớn của mình cho nền hòa bình thế giới.

Như vậy, nếu như một món quà được công chúng đích thân tặng Tổng thống hoặc thành viên gia đình của Tổng thống, món quà đó có thể được coi là tài sản cá nhân mà không phải bị ràng buộc bởi luật định. Tuy nhiên, đối với những món quà ngoại giao do chính phủ các nước trao tặng, tất cả đều phải chịu sự quản lý của Quốc hội và đều được coi là tài sản quốc gia.

Vậy khi Tổng thống Mỹ được miễn nhiệm, những món quà ngoại giao sẽ được xử lý như thế nào?

Khi nhiệm kỳ của một Tổng thống kết thúc, toàn bộ số quà sẽ được chuyển đến bảo tồn và trưng bày tại Kho Thư viện Quốc gia về Tổng thống Mỹ. Chúng sẽ được sàng lọc, phân loại để lưu trữ hoặc là bị tiêu hủy tùy theo từng trường hợp cụ thể. Ngoại trừ những món quà cá nhân được đích thân người tặng gửi đến Tổng thống, sau khi rời nhiệm sở, Tổng thống này có thể được phép giữ lại cho bản thân để làm kỉ niệm.

Trên thực tế, một số món quà ngoại giao có ý nghĩa tinh thần lớn lao và không phải ai khi rời bỏ cương vị Tổng thống cũng muốn chia tay nó cả. Vì vậy, hiến pháp nước Mỹ cũng quy định rõ rằng, cựu Tổng thống có cơ hội sở hữu lại món đồ đó. Tuy vậy, họ phải bỏ ra một khoản tiền tương ứng với giá thị trường để mua lại hiện vật này.

Khi nhiệm kỳ của một Tổng thống kết thúc, toàn bộ số quà sẽ được chuyển đến bảo tồn và trưng bày tại Cơ quan lưu trữ quốc gia của Mỹ (NARA)

Khi nhiệm kỳ của một Tổng thống kết thúc, toàn bộ số quà sẽ được chuyển đến bảo tồn và trưng bày tại Cơ quan lưu trữ quốc gia của Mỹ (NARA)

Nguồn: Aol

Tổng thống Mỹ Donald Trump lúng túng khi bắt tay chéo

Bài viết mới