Bí ý tưởng đầu tư, nhiều người chọn bắt đáy những cổ phiếu giảm mạnh

VnIndex tăng điểm mạnh nhưng “xanh vỏ, đỏ lòng”, dòng tiền chuyển dịch nhanh khiến đa phần nhà đầu tư không kịp trở tay

Tâm điểm của tuần giao dịch 6-10/11 là những diễn biến từ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) cũng như vòng đàm phán TPP-11 bên lề APEC. Với sự đồng thuận cao của 11 quốc gia, hiệp định TPP không có Mỹ cơ bản đã đạt được thỏa thuận, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định là CPTPP.

Trong nước, Quốc hội cũng thông qua nghị Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018, theo đó GDP tăng 6,5% – 6,7%, CPI bình quân 4%. Mức tăng trưởng này được xây dựng thận trọng hơn so với kế hoạch 2017, tăng trưởng gắn với cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu ngân sách nhà nước. Chính sách tiền tệ cũng vì vậy không chịu áp lực quá lớn cho hỗ trợ tăng trưởng, tính ổn định bền vững sẽ được đề cao.

Về diễn biến thị trường, VnIndex tiếp tục có thêm một tuần thăng hoa với mức tăng 2,9% lên 868,21 điểm và lọt top 5 TTCK tăng trưởng mạnh nhất Thế giới tuần qua. Tính từ đầu năm tới nay, mức tăng của VnIndex đã lên tới 30,72% và là chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh thứ 6 Thế giới.

Nhưng, một sự thật đáng buồn là chỉ số VnIndex tăng nhưng hầu hết tài khoản của các nhà đầu tư đều thua lỗ. Nguyên nhân là vì tình trạng “xanh vỏ-đỏ lòng” trên thị trường chứng khoán và việc dòng tiền chuyển động nhanh giữa các nhóm cổ phiếu khiến đa phần nhà đầu tư không kịp “trở tay”.

Bắt trượt hàng loạt cơ hội tốt

Trong giai đoạn vừa qua, thị trường chứng khoán thực ra có rất nhiều cơ hội nhưng hầu hết mọi nhà đầu tư “bắt trượt”. Điển hình đầu tiên có thể kể đến như Vinamilk của VNM. Thông tin SCIC thoái vốn được đưa ra và nhà đầu tư quan tâm…vừa phải. Bài học cũ từ việc đua mua cổ phiếu VNM lần bán vốn trước đã khiến nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu VNM sẽ khó tăng, thậm chí giảm. Nhưng, trái ngược với dự đoán của nhà đầu tư, cổ phiếu VNM liên tục phá đỉnh nọ đến đỉnh kia và khi nhà đầu tư hiểu được cơ hội thì cơ hội đã vuột khỏi tay họ hoặc họ không còn dám lựa chọn VNM nữa vì cổ phiếu đã tăng hơn 28% trong chưa đầy 1 tháng.

Khi thông tin trong cuối tháng 11, đầu tháng 12 này sẽ diễn ra Roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phần tại một số doanh nghiệp lớn như Vinaconex (VCG), Nhựa Bình Minh (BMP), Nhựa Tiền Phong (NTP), Domesco (DMC) được phát ra, các cổ phiếu VCG, BMP, NTP, DMC lập tức tăng giá chóng mặt. Theo lộ trình được công bố, SCIC sẽ thoái 21,79% vốn điều lệ VCG (96,25 triệu cổ phiếu), 29,51% BMP (24,16 triệu cổ phiếu), 37,1% NTP (33,1 triệu cổ phiếu) và 34,71% DMC (12 triệu cổ phiếu).

Suy cho cùng, thông tin SCIC thoái vốn lâu nay vẫn như chuyện “cơm bữa” và ít cổ phiếu tăng đột ngột như thông tin lần này nên nhiều nhà đầu tư đã phải ngậm ngùi “đứng dưới tàu” nhìn những người may mắn mua được cổ phiếu từ trước đó đếm lãi.

Hay như sóng cổ phiếu của các công ty chế biến cao su, săm lốp như CSM, DRC, SRC…đã bất ngờ không hẹn mà cùng tăng mạnh khiến nhà đầu tư chỉ kịp ngẩn ngơ đứng nhìn cổ phiếu tăng giá liên tục.

Hết ý tưởng đầu tư, nhiều người chọn bắt đáy cổ phiếu đã giảm mạnh dù không có tin tức hỗ trợ

Bị bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt, nhiều nhà đầu tư quay ra chọn mua cổ phiếu đã giảm giá sâu dù không có thông tin gì đáng chú ý.

PNC của Văn hóa phương Nam là một ví dụ. Cổ phiếu này sau giai đoạn tăng mạnh đã giảm sâu từ mức giá 35.000 đồng còn 24.200 đồng chốt phiên giao dịch hôm qua (13/11). Cùng với sự sụt giảm nhanh chóng của cổ phiếu là khối lượng giao dịch đã tăng mạnh lên 21.600 đơn vị phiên hôm qua, cao hơn 4 lần bình quân 10 phiên giao dịch gần nhất.

Hay như CTF của City Ford cũng vậy. Cổ phiếu ô tô này đã rớt giá khủng khiếp trong thời gian qua do tâm lý người mua chờ đợi chính sách thuế nên tiêu thụ ô tô chậm lại, kết quả lợi nhuận của công ty trong quý 3 cũng giảm sâu. Nhưng, phiên cuối tuần trước (10/11), cổ phiếu này khớp lệnh được 10.850 cổ phiếu, gấp 4 lần khối lượng trung bình 10 phiên trước đó.

Từ mức giá 48.200 đồng khoảng một tháng trước, cổ phiếu PIV của công ty cổ phần PIV đã giảm sâu còn 15.200 đồng tính đến ngày 7/11/2017 tương đương mức giảm gần 68%. Ở gần cuối chuỗi giảm sâu, cổ phiếu PIV đã bất ngờ có khối lượng khớp lệnh tăng vọt hơn 4,2 triệu cổ phiếu vào 2/11 ở mức giá khoảng 20.000 đồng/cổ phiếu. Sau phiên khớp lệnh khủng này, cổ phiếu PIV đã giảm thêm vài phiên nữa rồi bật tăng mạnh mẽ.

Hiện tượng có những phiên khớp lệnh tăng mạnh còn xảy ra ở khá nhiều cổ phiếu khác như DHM của Khoáng sản Dương Hiếu, LCM của Khoáng sản Lào Cai hay VIT của Viglacera Tiên Sơn…

Thực tế đầu tư cho thấy, đầu tư theo phương pháp bắt đáy cổ phiếu chịu rủi ro khá cao nhưng nếu thành công thì lãi khá đậm. Bắt phải dao đang rơi hay ăn một cú “nẩy” hồi phục là điều mà nhà đầu tư phải biết và cẩn trọng khi lựa chọn phương pháp đầu tư này.

Đứt tay vì “bắt dao rơi”

Bài viết mới