Trong giai đoạn đầu xây dựng “đế chế” Amazon, đích thân Jeff Bezos đã từng phỏng vấn mỗi ứng cử viên về công việc.
Bezos tin rằng mỗi nhân viên đều đóng một vai trò quan trọng trong công ty, vì vậy chất lượng của những người mới được tuyển dụng cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp như những sản phẩm mà họ bán ra. Kết quả là, Bezos không chỉ bị ám ảnh bởi việc tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng mà ông còn rất “ngoan cố” trong việc phải thuê nhân viên mạnh nhất có thể.
Để gây ấn tượng với Jeff Bezos trong cuộc phỏng vấn, bạn cần phải chứng minh bạn có đặc điểm này …
Với những tiêu chuẩn cao mà Jeff Bezos đặt ra cho bản thân và công ty của mình, ông đã “tra tấn” các ứng cử viên để xem họ có trách nhiệm với hành động của mình như thế nào. Ông thường tìm kiếm những người có bản tính luôn muốn cố gắng phấn đấu để đáp ứng và thậm chí vượt quá sự mong đợi được đặt ra cho họ.
Nicholas Lovejoy, nhân viên thứ 5 của Amazon cho biết: “Một trong những phương châm nổi tiếng của ông ấy là mỗi khi chúng tôi tuyển dụng một người nào đó, thì anh ta hoặc cô ta sẽ phải làm tốt hơn cho những lần tiếp theo, như vậy thì khối tài năng tổng thể sẽ luôn được cải thiện”.
Điều này khó hơn bạn tưởng tượng. Bạn không thể chỉ nói “Tôi có trách nhiệm!” là xong. Đối với các CEO như Bezos, bí quyết để chứng minh bạn có những đặc điểm mà họ đang tìm kiếm là cách mà bạn trả lời các “câu hỏi hành vi”. Trên thực tế, một trong những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải trong các cuộc phỏng vấn là đã trả lời không đúng.
Phỏng vấn hành vi là một kỹ thuật được sử dụng bởi người phỏng vấn, để có thể biết được bạn đang nghĩ gì trong đầu. Cụ thể, họ muốn hiểu cách bạn phát triển (hay hy vọng có thể làm chủ được) một kỹ năng hoặc nét tính cách. Một câu hỏi mở “mưu mẹo” sẽ đòi hỏi bạn phải đưa ra một câu trả lời thật chi tiết. Ví dụ, Bezos có thể hỏi bạn, “Nói cho tôi biết về một khoảng thời gian bạn làm việc nhưng bạn đã không làm được tốt nhất có thể. Bạn đã làm gì?”
Hoặc, ông cũng có thể hỏi: “Hãy tưởng tượng bạn đã được giao một nhiệm vụ có cường độ lớn với một thời hạn không hợp lý. Vậy bạn sẽ làm gì?” Câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này sẽ giúp người phỏng vấn hiểu được bạn có cá tính, năng lực và kinh nghiệm để thành công trong công ty của họ hay không. Vậy phần khó nhằn ở đây là gì? Đó là công ty và người lãnh đạo công ty là khác nhau. Vì vậy, câu trả lời mà được cho là đúng cho những câu hỏi đó có thể khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào bạn – người được phỏng vấn, nên nghiên cứu các công ty trên các trang web như Glassdoor để xác định công ty họ đang tìm kiếm điều gì trong các cuộc phỏng vấn.
Ngay cả khi bạn không muốn có một công việc với Amazon, bạn vẫn phải cải thiện các kỹ năng phỏng vấn hành vi của bạn. Đây là lý do tại sao…
Hiện nay, mọi công việc đều chỉ là tạm thời. Rất có thể bạn sẽ phải phỏng vấn nhiều lần trong đời nữa. Hơn nữa, phỏng vấn hành vi là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng bởi hàng ngàn nhà tuyển dụng và các nhà quản lý tuyển dụng. Biết làm thế nào để đáp ứng các câu hỏi hành vi sẽ tạo ra nhiều cơ hội làm việc và giúp bạn tạo một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy chuẩn bị tâm lý vào buổi tối trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra giống như khi bạn phải nhồi nhét kiến thức cho kỳ thi tốt nghiệp – vì nó có thể kết thúc rất tệ.
Bên cạnh đó, phỏng vấn xin việc ngày nay còn là một thử thách khó khăn. Và liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận thất bại khi bạn không thể truyền tải tới người phỏng vấn những thông điệp mà họ muốn nghe để có thể thuê bạn?