Lời “vàng” của giáo sư tim mạch: Muốn tránh cái chết quá sớm thì hãy làm ngay việc này!

Bệnh tim mạch luôn đứng hàng đầu “Bảng tử thần”

Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm có khoảng 3 triệu người Trung Quốc bị tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch.

Trung bình 10 giây lại có một người từ bỏ mạng sống vì bệnh tim mạch.

Các phương tiện thông tin truyền thông liên tục đưa tin về tình trạng người trẻ chết đột ngột do các bệnh liên quan đến tim mạch không ngừng tăng lên. Trong đó, những người trên 50 tuổi thì nguy cơ thể hiện rất rõ.

Kết hợp với việc yếu xương cốt, đầu gối không đủ khỏe để nâng đỡ cơ thể, đặc biệt đối với người béo phì. Kết hợp với bệnh tim mạch, trở thành mối đe dọa vô cùng lớn đối với nhóm người lứa tuổi trung niên.

Chuyên gia sức khỏe tim mạch nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc, giáo sư Hồ Đại Nhất, người có rất nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị lâm sàng sẽ đưa ra những lời khuyên sau 60 năm liên tục tiếp xúc với bệnh nhân tim mạch của ông, để chúng ta cùng học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

Giáo sư Hồ Đại Nhất sinh năm 1946, là chuyên gia tim mạch nổi tiếng, nhà giáo dục y học, Bệnh viện Nhân dân, Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.

Giáo sư Hồ Đại Nhất

Giáo sư Hồ Đại Nhất

Những “lời vàng” của giáo sư Hồ Đại Nhất sau đây được độc giả tại Trung Quốc và nước ngoài vô cùng quan tâm. Nếu bạn đọc kỹ và ứng dụng vào cuộc sống, thì sức khỏe của bạn, đặc biệt là việc phòng ngừa bệnh tim mạch sẽ cải thiện rất nhiều.

1. Đã có bệnh tim, không phải cứ đặt stent rồi là bình an vô sự

Giáo sư Nhất có một bệnh nhân mới chỉ 25 tuổi. Đây là một nam thanh niên có sở thích hút mỗi ngày 2 bao thuốc lá. Bố anh cũng từng bị bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính và qua đời lúc 50 tuổi, từng hút thuốc 4 bao/ngày, cộng với ít vận động, béo phì và thức đêm.

Hai năm sau, bệnh nhân trẻ này cũng bị nhồi máu cơ tim cấp tính giống bố, đến bệnh viện cấp cứu, buộc phải đặt 2 chiếc stent. Sau khi về nhà, sợ quá nên anh đã cai thuốc và ăn chay. Hai năm sau quay lại khám bệnh, cơ thể về cơ bản không có nhiều triệu chứng, kiểm tra các mạch, thấy bị hẹp tới 90%, buộc phải tiếp tục đặt thêm 2 chiếc stent.

Dù là nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, nguy cơ mắc bệnh đều có sự liên quan mật thiết đến những tiêu chuẩn sức khỏe chủ yếu của cơ thể. Những chỉ số sức khỏe gồm: Huyết áp, lượng đường trong máu, mỡ máu (cholesterol), số đo vòng eo.

Nếu chúng ta cùng đảm bảo rằng, các chỉ số nêu trên đều nằm trong ngưỡng an toàn cho phép thì bệnh tim mạch không thể có nguy cơ đủ mạnh để tấn công sức khỏe.

Đừng chờ đến khi sức khỏe nảy sinh vấn đề bạn mới vội vàng làm mọi việc để thay đổi, lúc này mọi thứ đều đã quá muộn, hãy chắc chắn rằng bạn đang quản lý tốt việc ăn uống, tập thể dục đều đặn và không hút thuốc lá.

Máy móc chỉ hỗ trợ cho sức khỏe, không phải bùa hộ mệnh cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Máy móc chỉ hỗ trợ cho sức khỏe, không phải bùa hộ mệnh cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

2. Bí quyết ăn uống dành cho người cao huyết áp : 1 vỏ 1 hạt, 2 đen 2 xanh

Cách điều trị và khống chế bệnh cao huyết áp thì có nhiều, nhưng đây là công thức được giáo sư Nhất “tin tưởng” nhất.

Vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu thông thường là thứ bỏ đi, nhưng đối với người mắc bệnh cao huyết áp thì lại là dược liệu. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách chế biến vỏ dưa hấu, nhưng đối với người cao huyết áp, có thể tận dụng vỏ dưa hấu bằng cách sau:

Số lượng: Vỏ dưa hấu và Thảo quyết minh, mỗi loại 9g, Cho vào nước đun thành trà để uống, có tác dụng giảm huyết áp khá hiệu quả.

Tâm sen

Tâm sen là mầm nhỏ trong hạt sen, vào chính mùa sen bạn có thể mua về tích trữ, sau đó nấu nước trà uống để khống chế huyết áp.

Mộc nhĩ

Mộc nhĩ hay nấm tai mèo, còn được Đông y gọi là món mặn trong khi ăn chay (ý nói có nhiều chất đạm) Mộc nhĩ không phải là thực phẩm trực tiếp làm giảm huyết áp, mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc làm cải thiện chức năng của huyết quản.

Trong mộc nhĩ có một số thành phần hoạt chất, thuộc nhóm hoạt chất axit nucleic, có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong huyết thanh và trong gan, từ đó ngăn cản sự hình thành hoặc lắng đọng lipid và mảng bám trong thành động mạch. Gián tiếp làm sạch mạch máu, giúp ổn định huyết áp.

Gợi ý Bài thuốc:

Nguyên liệu: Mộc nhĩ đen, ngân nhĩ mỗi loại 15 gram, ngâm nở và nhặt sạch sẽ, cắt thành sợi cho vào bát.

Thêm đường kính và hạt kỷ tử mỗi loại 20g, thêm lượng nước vừa đủ, cho vào nồi hấp khoảng 30 phút. Tắt bếp và để nguội thực phẩm, thêm 20 g mật ong. Món này làm thành món ăn nhẹ giữa giờ, ăn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Bài thuốc này thích hợp với hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp. Có tác dụng tốt với cả những người mắc cao huyết áp liên quan đến xơ vữa động mạch, bị xuất huyết võng mạc.

Củ mã thầy

Củ mã thầy không chỉ có tác dụng tốt cho người mắc bệnh huyết áp, mà còn có tác dụng phòng ngừa sự phát triển các khối u dẫn đến ung thư.

Củ mã thầy có thể ăn trực tiếp như trái cây, cũng có thể nấu thành các món ăn, kết hợp với cà rốt, htraf hoa cúc…

Ăn thường xuyên một lượng củ mã thầy sẽ giúp người bệnh cao huyết áp cải thiện tình trạng bệnh.

Gợi ý bài thuốc:

Củ mã thầy, rong biển, râu ngô, nấu thành nước uống hoặc ăn như canh. Có tác dụng rất tốt trong việc giảm huyết áp. Nếu không có râu ngô thì có thể dùng thân cây ngô để thay thế.

Cần tây

Vì mắc bệnh cao huyết áp có thể dẫn tới đau đầu. Những người đau đầu thường xuyên trong thời gian dài thì nên ăn hoặc uống nước cần tây có thể cải thiện tình hình. Dùng rễ của cây cần tây sắc thành nước uống thì càng tốt.

Rau bina (cải bó xôi)

Đây là món rau xanh ít người yêu thích, nhưng lại là thực phẩm “thuốc” dành cho những người muốn hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường.

Đặc biệt lưu ý:

Thực phẩm không phải là thứ thay thế thuốc chữa bệnh. Khi bạn đang dùng thuốc theo đơn bác sĩ thì vẫn phải đảm bảo. Thực phẩm chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và sử dụng an toàn trong thời gian lâu dài.

3. Đi bộ mỗi ngày 10 ngàn bước làm tổn thương khớp ư? Đó là quan niệm ngớ ngẩn!

Giáo sư Nhất kể, khi ông còn trẻ, do công việc bận rộn nên rất ít khi có thời gian để dành riêng cho việc chăm sóc bản thân, và cũng không chú ý nhiều đến thể dục. Nhưng sau đó, ông nhận thấy cơ thể càng ngày càng nặng nề, có những lúc tăng cân lên tới 93kg. Vòng bụng lên tới 110cm.

Khi kiểm tra sức khỏe, điều khiến ông giật mình chính là lượng đường trong máu khi đói rất cao, lượng đường sau khi ăn còn cao hơn nữa. Chỉ số triglycerid bị vượt quá; kết quả siêu âm cũng cho thấy gan nhiễm mỡ.

Ông cũng đã thử uống thuốc để giảm cân, nhưng cũng không phải là giải pháp tốt, sau đó, khi đưa các chỉ số trở lại bình thường ông mới rút ra được rằng, ăn uống điều độ và kiên trì đi bộ mỗi ngày 10 ngàn bước là bí quyết tốt nhất.

Từ đó đến nay cũng đã 17 năm liên tục, ông duy trì việc đi bộ mỗi ngày 10 ngàn bước. Từ chỉ số cân nặng 93 kg vào năm 2000 đã được giảm xuống còn 73 kg, không còn bệnh gan nhiễm mỡ, chỉ số triglycerides giảm.

Mặc dù trong gia đình có truyền thống bị huyết áp cao, nhưng chỉ số của giáo sư vẫn ổn định ở mức 110 ~ 120/70 ~ 80mmHg, lượng đường trong máu sau ăn có chỉ số bình thường và duy trì ổn định suốt 14 năm.

Giáo sư phân tích, việc đi bộ hàng ngày không chỉ có tác dụng phòng ngừa và chống lại bệnh tim mạch. Mà còn có tác dụng tốt trong việc nâng cao thể lực, hỗ trợ phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, béo phì, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…

Việc đi bộ đều đặn sẽ mang lại sự ổn định các chỉ số sức khỏe, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quan trọng hơn, nó có thể giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài tuổi thọ.

Giáo sư Nhất mắc bệnh khớp gối từ năm 2003, bác sĩ xương khớp khám, chụp phim cho thấy sụn đầu gối bị mòn nghiêm trọng, thậm chí có người còn cho rằng có thể sẽ phải đi thay khớp gối. Năm 2004, ông lại phát hiện thêm gót chân bên phải bị đau, khi đi lại rất khó khăn, cảm giác như bị tê liệt.

Nhưng kể từ đó trở đi, mười mấy năm trôi qua, bệnh xương khớp rất ít làm phiền, chỉ sau 2 năm kiên trì đi bộ thì bệnh xương khớp đã không còn nữa. Bệnh thoái hóa xương sống cũng đã cải thiện, không còn triệu chứng đau.

Theo Tạp chí trị liệu xương cốt và vận động Mỹ số thứ 6 năm 2017 công bố, những người vận động bằng hình thức đi bộ có tỉ lệ viêm khớp chỉ 3,5%, còn những người chọn cách ngồi yên không vận động thì có tỉ lệ mắc bệnh cao tới 10,2%, còn những người tham gia các môn thể thao cường cạnh tranh độ cao có tỉ lệ phát bệnh khớp là 13,3%.

Giáo sư Nhất (thứ 3 từ trái sang) đi leo núi cùng bạn bè.

Giáo sư Nhất (thứ 3 từ trái sang) đi leo núi cùng bạn bè.

4. Ít khi uống nước đóng chai, đi đâu cũng mang theo chiếc cốc nhỏ

Giáo sư Nhất ít khi uống nước tùy tiện, đặc biệt là các loại nước đóng chai có sẵn. Ông có thói quen đi ra ngoài cũng mang theo chiếc cốc pha trà và ông nhận thấy việc mang theo cái cốc bên mình cũng không phiền phức mà lại có nhiều lợi ích bất ngờ.

1. Không quên uống nước

Khi cầm theo chiếc cốc, là một cách nhắc nhở bản thân nhớ uống nước đầy đủ. Có rất nhiều người bận rộn với công việc nên đã nhiều lần quên uống nước. Chúng ta đều biết rằng, thành phần cơ thể có tới 70% là nước, uống đủ nước là nền tảng cơ bản để giữ sức khỏe.

2. Để tránh lãng phí

Bạn thử hình dung, ở những nơi công cộng phải bỏ lại rất nhiều chai nước uống dở, nếu nơi nào cũng như vậy sẽ gây ra sự lãng phí vô cùng lớn, ảnh hưởng đến chi phí cá nhân và công tác thu gom rác.

3. Giảm ô nhiễm môi trường

Dùng cốc thì không có rác thải. Các chai nhựa màu trắng không phải là thứ thân thiện với môi trường, càng dùng nhiều nước đóng chai càng gây ô nhiễm môi trường lâu dài.

5. Muốn sống đến 90 tuổi, thì không nên hút thuốc

Hút thuốc không phải là sở thích, mà là một loại bệnh, bệnh nghiện. Chất Nicotin trong thuốc lá là một loại chất độc đã được chứng minh rằng có thể gây nghiện tương tự cocaine. Hút thuốc lá là căn bệnh có thể phòng ngừa để tránh xa các nguyên nhân gây tử vong.

Riêng rượu thì có thể uống một chút, nhưng không khuyến khích người không thích uống uống nhiều. Nhiều hãng rượu luôn quảng cáo uống rượu tốt, nhưng bất kỳ loại rượu nào cũng không có tác dụng cao trong việc phòng chữa bệnh.

Đối với những người thích uống:

Nam giới thích uống cũng không enen uống quá 1 chén/ngày. Rượu vang cũng không nên quá 2 chén. Bia thì không nên uống quá 300ml.

Nữ giới thì chỉ nên uống không quá 1 nửa so với số lượng dành cho nam giới.

6. Những người mắc bệnh tam cao (huyết áp cao, tiểu đường cao, mỡ máu cao) thì ghi nhớ các con số: 140-6-5.4.3-0-86/94

[140] là chỉ số huyết áp trong mức kiểm soát hoặc ít hơn số này. Bởi vì huyết áp tâm thu là yếu tố nguy hiểm nhất đối với đột quỵ, nó là mục tiêu kiểm soát quan trọng cần ghi nhớ.

[6] là chỉ số đường huyết khi đói 6mmol / L hoặc ít hơn, glycosylated hemoglobin không nên có nhiều hơn 6%.

Có một điểm chung rất lớn giữa tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và đường trong máu cao sẽ kích hoạt lẫn nhau, do đó việc kiểm soát lượng đường trong máu dưới mức cho phép sẽ ngăn ngừa bệnh tim mạch là rất quan trọng.

[5.4.3] là chỉ số cholesterol khống chế mỡ máu tiêu chuẩn. Cần kiểm soát mục tiêu này dành cho ba nhóm người như sau:

Người bình thường (chưa mắc bệnh tim mạch) nên được ít hơn 5mmol / L;

Nhóm người nguy cơ cao (có huyết áp cao, tiểu đường, và những bệnh tiềm ẩn) nên được giảm còn 4mmol / L trở xuống;

Nhóm có nguy cơ đặc biệt cao (mắc bệnh tiểu đường, nhồi máu cơ tim, đặt stent) thì chỉ số cholesterol toàn phần giảm xuống 3mmol / L hoặc ít hơn.

[0] là lời khuyên bạn không nên hút thuốc.

Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim mạch được, nếu có thể thì tốt nhất bạn không nên hút thuốc, tránh tối đa việc hít khói thuốc thụ động.

[86/94] là chỉ số vòng eo, tính ra cm tương ứng là 86cm là số tối đa của phụ nữ và 94cm đối với nam. Chu vi vòng eo là dấu hiệu của sự tích tụ mỡ ở vùng bụng, là yếu tố dự báo quan trọng của bệnh tim mạch.

7. Nên tìm hiểu về kiến thức y tế và cách chăm sóc sức khỏe

Mọi người sinh ra trên đời, ai cũng đều muốn sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Cuộc sống là một chặng đường mà chúng ta phải bước đi không ngừng. Khi sinh ra và trưởng thành thì ai cũng giống nhau, nhưng quan trọng là nếu ai biết cách chăm sóc sức khỏe tốt, người đó sẽ khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, ai có kiến thức, thì người đó sẽ sống vui vẻ, tự tin và thú vị hơn.

Sức khỏe và cuộc sống của con người, sự lựa chọn lối sống và hành vi của mỗi người có ảnh hưởng đến sức khỏe tới 60%, trong khi bệnh tật chỉ gây ra 8% hậu quả. Vì vậy, mỗi người cần phải tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của riêng mình.

8. Hãy dành thời gian suy nghĩ về những triết lý sống

– Thời gian trôi qua có nhanh có chậm, tuổi thọ đời người có dài có ngắn, tất cả đều do bạn quyết định chứ không phải số phận an bài.

– Nếu không xem những quãng thời gian vụn vặt trong ngày là lúc tận dụng để tập thể dục, thì cả đời bạn không bao giờ đủ rảnh để tập thể dục. Khi nằm trên giường bệnh là lúc rảnh nhất, nhưng lại không thể tập thể dục được nhiều nữa. Lúc đó tiếc nuối cũng đã muộn.

– Bất kỳ độ tuổi nào khi nhận ra tầm quan trọng của thể dục, bạn hãy bắt đầu tập ngay, đừng lo bị muộn. Hãy nhận ra càng sớm càng tốt và tranh thủ thời gian trống ít phút trong ngày để tập ngay.

– Tập thể dục là việc không có mốc cuối cùng, hãy tập cho đến khi nào bạn kết thúc hành trình tuyệt vời của cuộc đời mình.

9. Bài tam tự kinh nên thuộc để dùng hàng ngày

Ăn đúng cách, thể dục đều

Không hút thuốc, nước 8 cốc

Luôn vui vẻ, ít uống rượu

Ngủ đủ giấc, đừng (làm việc) quá sức

Vui giúp người, tâm hồn đẹp

Sống hòa thuận, thọ trăm tuổi.

Giáo sư Nhất hy vọng tất cả mọi người hãy bắt đầu chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe trước khi bệnh tật đến và kiên quyết bắt tay vào hành động ngay từ hôm nay.

*Theo Health/Tạp chí Sức khỏe (TQ)

Hãy bảo vệ sức khỏe tim mạch ở độ tuổi 20 để ngăn ngừa teo não ở độ tuổi 40

Bài viết mới