Trong cuộc sống hàng ngày, những thói quen tốt thường mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và đồng thời có thể ngăn chặn sự lão hóa, trong khi đó cũng tồn tại những thói quen xấu làm gia tăng tốc độ lão hóa của chúng ta.
Hãy nghĩ đến cảnh tượng này: Bạn khá lâu chưa soi gương và tình cờ nhìn thấy mình qua một tấm gương nào đó. Và bỗng, bạn giật mình tự nhủ: ‘Sao bây giờ mình già thế nhỉ’.
Các thói quen xấu chính là thủ phạm của sự lão hóa con người. Dưới đây chính là 4 thói quen không chỉ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mà có thể khiến bạn già đi nhanh hơn. Dám chắc rằng bạn vẫn đang duy trì ít nhất là 1 trong số các thói quen này.
1. Bạn có uống ít nước không?
Khi khát mới uống nước sẽ làm tăng tốc độ lão hóa.
Lý do là vì tế bào trong cơ thể đa phần được cấu thành từ nước, lượng nước trong cơ thể của trẻ nhỏ chiếm 80% và đối với người trưởng thành chiếm khoảng 60%–70%, ở người lớn tuổi là 50%. Bạch cầu trong máu cũng có hơn 80% là nước.
Từ đó, cơ thể thiếu nước gây tổn hại đến thận và gan, còn làm tăng độ nhầy của máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, dễ gây nên nhiều vấn đề như thường cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, khô da, nhạy cảm…
Hãy nhớ rằng trung bình người trưởng thành cần 2.500 ml nước mỗi ngày. Để tránh thiếu nước, dù có khát hay không, mỗi ngày bạn đều cần uống 8 ly nước, mỗi lần uống khoảng 250 ml. Lưu ý cuối cùng là nước đun sôi để nguội là tốt nhất, đừng uống những loại nước có chứa nhiều đường và caffeine.
2. Bạn có phải người ‘ngại’ tập thể dục không?
Áp lực công việc quá lớn khiến con người ngày càng không thích vận động. Tác hại của việc vận động quá ít không chỉ khiến bạn trở nên béo và lười biếng mà còn dẫn đến các loại bệnh như phù tĩnh mạch, thoái hóa cột sống cổ, bệnh trĩ cao hơn thấy rõ so với những người thích vận động. Tác dụng sâu xa hơn, béo phì cũng sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh tiểu đường và tim mạch.
Vậy, rõ ràng lười tập thể dục có thể dẫn đến sự lão hóa của bạn!
Hãy vận động vừa phải để thúc đẩy tốc độ tuần hoàn máu trong cả cơ thể, để cơ thể vận động vừa phải cũng có tác dụng làm da láng mịn.
Vận động mọi lúc mọi nơi là tốt nhất. Ví dụ, bạn có thể làm vài động tác co giãn chân, gập bụng có lợi cho lưu thông máu chi dưới. Những người ngồi lâu nên đứng dậy hoạt động một lát sau mỗi 2 tiếng. Sau ăn cơm tối, bạn nên ra ngoài đi bộ 30 phút đi dạo hoặc hoạt động nhẹ.
3. Bạn có phải người thích ngủ nướng không?
Ngủ giúp cơ thể giải tỏa mệt mỏi, hồi phục thể lực. Điều này đúng, tuy nhiên không có nghĩa là ngủ nhiều sẽ có lợi cho sức khỏe. Có rất nhiều người sau khi thức dậy có thói quen ‘nằm lại giường’, không muốn ngồi dậy, chỉ muốn trùm chăn ‘mơ màng’ thêm một lúc. Điều này rất không có lợi cho sức khỏe.
Ngủ nướng sẽ phá vỡ đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể, khiến vỏ não bị ức chế trong thời gian quá dài, từ đó dẫn đến việc cung cấp không đủ máu lên não, làm cho tinh thần sẽ không tỉnh táo vào ban ngày.
Ngủ nướng còn đẩy thời gian dành cho bữa sáng lùi lại, gây rối loạn quy luật hoạt động của đường ruột, theo thời gian sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, dễ gây ra bệnh viêm dạ dày. Ngoài ra, có một số người vì ngủ nướng mà nhịn tiểu, gây nên việc nước tiểu lưu lại trong cơ thể lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu.
Bạn nên ngồi dậy một lúc sau khi thức dậy, 5 phút sau mới đứng lên rời khỏi giường. Sau đó hãy mở rèm, hoạt động…để không khí ngày mới giúp bạn làm tan cơn buồn ngủ và tỉnh táo nhanh hơn.
4. Thú thật đi, bạn có hay nhăn nhó không?
Có những người không thích cười, và có rất ít biểu cảm trên khuôn mặt. So với những người hay cười, thì da mặt của họ trao đổi chất chậm hơn, da không có sức sống.
Do tế bào da thiếu dưỡng chất, nên da mặt khô, không láng mịn, càng dễ xuất hiện nếp nhăn, nghĩa là biểu hiện của lão hóa. Mỗi ngày nên mỉm cười có thể khiến tâm trạng vui vẻ, và có thể đẩy lùi tuổi già!