Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những tiến bộ về y học có nghĩa là hàng ngàn bệnh nhân sẽ sống thêm được ít nhất là 2 năm với căn bệnh ung thư ở giai đoạn cuối. Theo báo cáo của tổ chức Macmillan Cancer Support, có hơn 17.000 người đã sống đến năm 2015 được chuẩn đoán là bị ung thư giai đoạn 4 từ 2 năm trước đó.
Giai đoạn cuối của bệnh ung thư hay còn được gọi là giai đoạn ung thư “thứ phát”, “phát triển” hay là ung thư “di căn”, có nghĩa là căn bệnh đã lây lan từ khối u đầu tiên đến các phần khác của cơ thể. Thường thì căn bệnh này không thể chữa trị được, và trước đây, một chuẩn đoán ung thư có nghĩa là mang lên mình một án tử. Nhưng với sự chăm sóc, chữa trị hiện đại và được cái thiện đã giúp kéo dài sự sống của các bện nhân thêm một vài năm nữa.
Số liệu thống kê về “ung thư thứ phát”
Mỗi năm ở Anh, gần 300.000 người được chuẩn đoán là bị ung thư dưới bất kì dạng nào. Trong số những người được ghi chép về giai đoạn ung thư, có khoảng một nửa được chuẩn đoán ở giai đoạn 4 – khoảng 56.000 người mỗi năm.
Sau khi kiểm tra dữ liệu về 10 loại ung thư phổ biến, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng có ít nhất 17.000 người vẫn sống đến năm 2015, mặc dù đã được chuẩn đoán bị ung thư giai đoạn 4 từ 2-3 năm về trước. Con số bao gồm 1.600 phụ nữ được chuẩn đoán ở giai đoạn di căn ung thư vú, 6400 đàn ông được chuẩn đoán ở giai đoạn cuối của ung thư tuyến tiền liệt, 1200 người ở giai đoạn 4 của ung thư phổi và 2,300 người đc chuẩn đoán là giai đoạn di căn của ung thư đường ruột.
Các chuyên gia nói gì?
Adrienne Betteley, một chuyên gia cố vấn về sức khỏe giai đoạn cuối của tổ chức Macmillan Cancer Supports cho biết: “Những con số ấy, bước đầu đã cho thấy rằng hàng ngàn người ở Anh đang đấu tranh và giành sự sống dài hơn với căn bệnh ung thư, thậm chí là sau khi được chuẩn đoán là ở giai đoạn cuối.”
Điều này là nhờ sự tiến bộ trong chăm sóc và điều trị, có nghĩa là sự gia tăng con số những người mắc ung thư không thể chữa khỏi nhưng có thể được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị để làm giảm bớt các triệu chứng và kéo dài sự sống cho họ.
“ Đó là một tin tốt lành, nhưng cuộc sống với căn bệnh ung thư hiểm nghèo có thể là một tình trạng khó khăn để chấp nhận”.
Cũng như đối phó với những triệu chứng của bệnh ung thư, có nhiều cuộc hẹn với bệnh viện, chụp cắt lớp và lựa chọn phương pháp điều trị, cũng có những ảnh hưởng tâm lí và cảm xúc khi có một tương lai không chắc chắn.
“Những người hỗ trợ các bệnh nhân ung thư, bao gồm các bác sĩ, các y tá, và những tổ chức từ thiện về ung thư; cần học cách tốt nhất để giúp đỡ những người đang ở trong tình trạng này, có thể là cung cấp các thông tin của phản ứng phụ trong quá trình điều trị hoặc là đưa ra những sự ủng hộ thực tế như là sắp xết về vấn đề tài chính cho họ.
Số liệu thống kê “đáng mừng”
Samia al Qadhi, giám đốc điều hành của trung tâm chăm sóc điều trị ung thư vú nói: “Thực sự đáng khích lệ khi nhìn thấy những con số này. Nó cho thấy có nhiều hơn những người có được sự sống dài hơn với căn bệnh ung thư giai đoạn 4 gần như không thể chữa trị”.
Tuy nhiên, khi mà sự điều trị hiện đại và được cải tiến mang tới hi vọng cho những người đc chuẩn đoán mắc căn bệnh này, thì thực tế phũ phàng cho thấy có rất nhiều phụ nữ và đàn ông thì không có một sự hỗ trợ thiết yếu mà họ cần để đưa họ qua những sự khó khăn.
“Các y tá chuyên khoa có thế cải thiện một cách đáng kể sự sống của những người đàn ông và phụ nữ mắc bệnh ung thư vú, nhưng sự thiếu hụt số lượng có nghĩa là không có y tá để bệnh nhân có thể trông cậy vào. Đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi mọi người quan tâm đến bệnh ung thư để có được sự chăm sóc chuyên khoa mà họ cần. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể đảm bảo rằng không ai phải thiếu sự chăm sóc”.