Xã hội ngày càng phát triển, những đột phá về công nghệ giúp đơn giản và tiện lợi hóa nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta. Thât không may, sự phát triển này kéo theo hàng loạt hệ quả ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.
Hơn một trăm nghìn loại hóa chất công nghiệp trong môi trường có thể đi vào cơ thể thông qua hít thở. Các nghiên cứu cho thấy, mỗi cá nhân có thể tồn đọng ít nhất 700 loại chất độc trong cơ thể. Những chất độc này có thể bị tích tụ nhiều nhất trong máu, da, mô mỡ và ngay cả các cơ quan quan trọng nhất như não.
Tiến sĩ David Jockers
Những độc tố này có thể ảnh hưởng đến cơ chế sản sinh hormone, các tế bào da, năng lượng, tâm trạng và tinh thần chúng ta.
2 loại độc tố chính tồn tại trong cơ thể
Khi nói đến chất độc, một số chúng được sản sinh bên trong cơ thể chúng ta, trong khi một số chất khác xâm nhập từ bên ngoài vào trong cơ thể thông qua việc ăn uống.
Tiến sĩ Mỹ David Jockers cho biết, mặc dù chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn độc tố nhưng chúng ta hoàn toàn có thể giảm bớt sự tiếp xúc với các yếu tố gây hại.
Ngoại độc tố: Đây là loại độc tố bao gồm các hóa chất độc hại bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể, bao gồm các độc tố có trong không khí chúng ta hít thở, chất tẩy rửa, sản phẩm vệ sinh cá nhân, thực phẩm và đồ uống công nghiệp, khí thải xe hơi…
Nội độc tố: Đây là các chất độc được sản sinh bên trong cơ thể có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các chất này có thể được sản sinh bởi vi khuẩn đường ruột, các phân tử được hình thành khi gan, thận không hoạt động đúng chức năng.
Cơ thể có khả năng tự phục hồi và đào thải chất độc, tuy nhiên, khi chất độc tích tụ quá nhiều đến mức dư thừa, hệ thống các cơ quan nội tạng trở nên quá tải và có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe
5 vùng cơ thể tích tụ nhiều độc nhất, cần thải độc
Chất độc có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, có 5 bộ phận chính trong cơ thể thường bị tích độc và phải chịu hậu quả nặng nề nhất, chúng ta cũng nên lưu ý ưu tiên thải độc ở các bộ phận này.
Tiến sĩ David Jockers – chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ y học tự nhiên, đồng thời là tác giả cuốn sách bán chạy “SuperCharge Your Brain” với hơn 180 công thức nấu ăn đa dạng giúp kiểm soát sức khỏe.
Thải độc tế bào
Chúng ta có hàng nghìn tế bào trong cơ thể, tế bào chứa các hệ thống chống oxy hóa giúp bảo vệ các cơ quan nội bào. Khi tế bào không thể tự thải độc được, chất độc sẽ tích tụ ngày càng nhiều, gây stress oxy hóa, dẫn đến tổn hại ty thể và DNA. Về lâu dài, quá trình này tạo ra sự đột biết DNA, có thể dẫn đến các chứng bệnh kinh niên như ung thư và tự miễn dịch.
Làm sạch máu
Khi các tạp chất xâm nhập vào máu, chúng có thể đi theo dòng máu vào các tế bào, mô và các cơ quan khác bao gồm cả não. Ngoài ra, các độc tố này có thể gây tổn thương các tế bào hồng cầu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng vào tế bào. Nhiễm độc máu cũng có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch và hệ thần kinh.
Thải độc gan
Gan là cơ quan chính trong cơ thể đóng vai trò lọc độc tố. Gan thực hiện quá trình lọc độc, biến đổi chất độc thành chất thải tiết ra ngoài. Khi gánh nặng chất độc quá giới hạn, chức năng gan sẽ bị chậm chạp hơn, lâu dài có thể suy chức năng và không thể chuyển hóa chất độc trong máu.
Thải độc ruột
TS Jockers cho biết, để chức năng nhu động ruột hoạt động tốt nhất, chúng ta nên đi đại tiện từ 1-2 lần mỗi ngày. Điều này có nghĩa là, nếu chúng ta ăn một bữa vào lúc 12h tối thứ Tư, chúng ta cần phải loại bỏ hết chất thải từ bữa ăn này trước 12h tối thứ Năm.
Nếu chất cặn bã tồn tại quá lâu trong ruột, chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng xấu sinh sôi và phát triển.
Làm sạch thận
Thận đóng vai trò rất quan trọng để lọc và loại bỏ độc tố qua hệ thống tiết niệu. Khi chức năng thật suy yếu, lượng ammonia tăng lên trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến não. Suy thận cũng có thể dẫn đến các vến đề về huyết áp và tim mạch.
TS Jockers cho biết, có rất nhiều cách để can thiệp vào lối sống để giúp thúc đẩy quá trình cai nghiện, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục, uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ, thở sâu…
*Theo Drjockers