Thị trường rung lắc dữ dội, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng gần 160 tỷ đồng trên cả 3 sàn

Phiên giao dịch 26/10 khép lại với những diễn biến không thực sự tích cực khi cả 3 chỉ số cùng giảm điểm với số mã giảm trên 3 sàn hoàn toàn áp đảo. Cụ thể, chỉ số VnIndex đóng cửa giảm 0,58 điểm (0,07%) xuống 830,11 điểm nhờ sự hỗ trợ của ROS, SAB, VNM. Trong khi đó, Hnx-Index giảm 1,09 điểm (1,01%) xuống 106,31 điểm và Upcom-Index giảm 0,21 điểm (0,39%) xuống 52,59 điểm.

Trên HoSE, khối ngoại đã bán ròng 2,28 triệu cổ phiếu trong phiên hôm nay. Tuy nhiên, xét về giá trị thì họ đã mua ròng 111,79 tỷ đồng.

Lực mua ròng trên HoSE tập trung chủ yếu tại VNM với 176,79 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, VNM tăng tăng 1.300 đồng (0,9%) lên 151.800 đồng và là một trong những cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VnIndex.

Top 5 cổ phiếu khối ngoại mua ròng còn có VJC (23,1 tỷ đồng), FCN (12,25 tỷ đồng), VCB (3,77 tỷ đồng), BVH (3,44 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, áp lực bán ròng tập trung mạnh tại HSG với 43,02 tỷ đồng. Xếp tiếp theo lần lượt là HPG (18,42 tỷ đồng), KBC (10,07 tỷ đồng), HBC (7,37 tỷ đồng), ROS (6,47 tỷ đồng). Trong đó, ROS là cổ phiếu giao dịch tích cực nhất khi tăng 11.400 đồng (6,6%) lên 183.400 đồng và là cổ phiếu tác động tích cực nhất tới thị trường.

Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng khá nhẹ nhàng với 228 triệu đồng.

HUT là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên HNX với 3,35 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, HUT giảm 300 đồng (1,7%) xuống 11.300 đồng. Ngoài HUT, khối ngoại không mua ròng cổ phiếu nào trên HNX quá 1 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Phía bán ròng, áp lực tập trung chủ yếu tại PVS với 5,43 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong top bán ròng lần lượt là NTP (1,71 tỷ đồng), DHT (0,44 tỷ đồng), MST (0,34 tỷ đồng), TEG (0,3 tỷ đồng).

Trên Upcom, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 66 liên tiếp với 3,42 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 45,92 tỷ đồng.

LPB tiếp tục là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất Upcom với giá trị 45,63 tỷ đồng. Đóng cửa phiên giao dịch, LPB tăng nhẹ 100 đồng lên 13.600 đồng.

Ở chiều ngược lại, áp lực bán ròng tiếp tục tập trung tại QNS với 3,56 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, QNS tiếp tục giảm sâu 2.600 đồng (4,5%) xuống 55.200 đồng. Tính từ tháng 5 tới nay, cổ phiếu QNS đã “bay hơi” khoảng 40% giá trị.

Bài viết mới