Con trẻ “càng dạy càng hư” vì 9 hành động này của bố mẹ: Điều thứ 2 nhiều người mắc phải!

1. Quá hào phóng với con cái

Nhiều cha mẹ có thói quen tiết kiệm cho bản thân nhưng lại chi tiêu hết sức hào phóng với con cái, thậm chí để con “muốn gì được nấy”.

Tuy nhiên, cách cư xử này của cha mẹ chính là một trong những yếu tố “chiều hư” trẻ. Bởi làm như vậy sẽ khiến các bé hình thành cách sống chỉ biết nhận lại mà không muốn cho đi.

Bố mẹ quá rộng rãi trong việc chi tiêu sẽ khiến các bé trở nên phung phí và ỷ lại. Ảnh minh họa.

Bố mẹ quá rộng rãi trong việc chi tiêu sẽ khiến các bé trở nên phung phí và ỷ lại. Ảnh minh họa.

2. Tranh cãi trước mắt con cái

Những hành động tiêu cực như đôi co cùng người khác ở nơi công cộng, tranh chấp với người thân trong gia đình, cãi nhau với đồng nghiệp trước mặt con trẻ đều vô tình tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến việc hình thành nhân cách của bé.

Hậu quả của các hành động trên sẽ khiến con bạn có xu hướng bạo lực, thường xuyên cáu gắt và tìm cách tranh chấp với người khác.

Vì vậy, các bậc làm cha, làm mẹ nên chú ý giữ lòng bình thản, học cách điềm tĩnh trong cư xử, tránh để con trẻ hiểu lầm rằng cãi nhau, đánh nhau mới là cách để giải quyết mâu thuẫn.

3. Không tôn trọng người lớn tuổi

Nếu phụ huynh có thái độ thiếu tôn trọng người lớn, không kính trọng cha mẹ, thậm chí coi họ là gánh nặng, con cái cũng sẽ cư xử với bạn theo cách này.

Cha mẹ giống như một tấm gương, nếu tấm gương ấy sáng, con trẻ sẽ trưởng thành một cách tốt đẹp, gia giáo. Nhưng nếu trong nhà có một tấm gương mờ, nhân cách của trẻ rất dễ phát triển lệch lạc.

Do đó, các bậc cha mẹ không chỉ cần giáo dục con cái biết “kính trên”, mà bản thân cũng phải là một tấm gương “kính già, yêu trẻ” để các bé noi theo học tập.

Kính trên nhường dưới là điều mà cả cha mẹ và con cái đều cần học hỏi. Ảnh minh họa.

“Kính trên nhường dưới” là điều mà cả cha mẹ và con cái đều cần học hỏi. Ảnh minh họa.

4. Mâu thuẫn gia đình

Sống trong một gia đình thường xuyên xung đột vì những chuyện lặt vặt, trẻ dần sẽ trở thành một người chấp nhặt, nóng nảy.

Người xưa có câu “gia hòa, vạn sự hưng”, có nghĩa là gia đình hòa thuận thì muôn việc đều sẽ tốt đẹp. Bởi vậy, điều quan trọng nhất trong việc giáo dục con cái chính là tạo cho các bé một mái nhà hòa thuận, đầm ấm.

5. Không chấp hành kỷ luật

Ít ai biết rằng, những thói quen vô tình của cha mẹ như vượt đèn đỏ, dẫm lên cỏ, hút thuốc nơi công cộng… cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thế giới con của trẻ.

Hành vi không chấp hành luật lệ hay kỷ luật khi không có người giám sát dần sẽ trở thành thói quen của trẻ, khiến các bé trở nên ương ngạnh, khó bảo và… “hư ngầm”!

Thay vào đó, các bậc phụ huynh hãy xây dựng cho trẻ một cái nhìn đúng đắn về việc tuân thủ nội quy, luật lệ. Hãy để các bé biết rằng, một người tử tế là người chấp hành nguyên tắc ngay cả khi không có ai nhìn vào!

Hãy giúp bé hình thành thói quen tuân thủ kỷ luật từ những hành động nhỏ nhất. Ảnh minh họa.

Hãy giúp bé hình thành thói quen tuân thủ kỷ luật từ những hành động nhỏ nhất. Ảnh minh họa.

6. Thường xuyên than phiền, nói xấu sau lưng

Than phiền và nói xấu là những hành vi điển hình của nhóm người thiếu lòng bao dung. Cách hành xử này vô tình sẽ gieo vào lòng trẻ thói đổ lỗi, trách móc, oán giận người khác, hành xử không quang minh chính đại.

Vì vậy, mỗi khi có ý định buông lời than phiền, trách móc, hãy tích cực nghĩ cách giải quyết vấn đề và đặt mình vào vị trí của người khác. Điều này không chỉ giúp bạn trở thành người bao dung, rộng lượng, mà còn giúp ích cho tương lai của con cái bạn.

7. Tự phụ

Những người sở hữu cá tính “tự phụ” thường xuyên coi nhẹ thành công của người khác, thậm chí chẳng bao giờ chịu thừa nhận việc bản thân mình không bằng họ.

Sinh trưởng trong một gia đình có người thân mang nét tính cách này, trẻ sẽ dần dần hình thành quan điểm tự cho mình là trung tâm, không có chí tiến thủ.

8. Không nhận sai

Có không ít các bậc phụ huynh không bao giờ nói câu “xin lỗi” đối với con trẻ. Họ cho rằng, người lớn không có nghĩa vụ phải xin lỗi trẻ con, dù cho đó là lỗi của mình.

Bản thân phạm sai lầm nhưng lại không có can đảm để thừa nhận, thậm chí tìm cách đổ lỗi cho người khác. Hành động này của cha mẹ hoàn toàn có thể tác động tới nhận thức của con cái, biến trẻ trở thành người thiếu trách nhiệm.

Lời xin lỗi vốn dĩ là thứ không phân biệt tuổi tác, địa vị. Không chỉ con trẻ, mà cả người lớn cũng cần nhận lỗi khi mắc phải sai lầm. Ảnh minh họa.

9. Kìm hãm sự năng động của con cái

Nhiều bậc phụ huynh vì sợ “con khổ”, “con mệt” nên thường xuyên ngăn cản trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện.

Thói quen kìm hãm tính năng động của cha mẹ sẽ biến các con trở thành những “bông hoa trong lồng kính”. Điều này không những hạn chế việc kết bạn, giao lưu, trau dồi học hỏi của con cái mà còn khiến các bé trở nên yếu ớt, ỷ lại.

8 điều thú vị trong cách nuôi dạy con của cha mẹ Thụy Điển

Bài viết mới