Thiên tài vẫn hay bị vùi dập, có ai thành công mà không đứng lên từ vấp ngã, vượt qua định kiến?

Con đường dẫn đến thành công có thể rất dài, chông chênh, đơn độc và đầy khó khăn.

Nhưng đôi khi chúng ta quên mất điều đó. Và khi gặp phải những trở ngại, ta nghĩ rằng đó là dấu hiệu cho thấy mình đang đi sai đường, rằng chúng ta nên từ bỏ.

Nhưng những câu chuyện thành công sáng chói nhất trong lịch sử cũng đã phải vật lộn và nhiều lần chùn bước trên con đường mình đã chọn.

Chẳng hạn như:

Cha mẹ của Winston Churchill chẳng hề quan tâm đến ông, và ông học rất kém ở trường. Ông còn có tật nói lắp và nói ngọng nữa. Khi con nhỏ, ông bị coi là một sự thất vọng và là một cậu bé chậm phát triển.

Sau khi không dành được một vai diễn, Meryl Streep gần như từ bỏ nghề diễn vì một đạo diễn bảo là bà “quá xấu xí.”

Với màn trình diễn đầu tiên của mình, Elvis Presley nhận được lời khuyên như sau: “Cậu sẽ chẳng đi xa được theo hướng này đâu. Tốt nhất là quay lại lái xe tải thôi.”

Vị hôn thê của Abraham Lincoln bất ngờ qua đời, ông thất bại trong làm ăn, bị suy nhược thần kinh nhiều lần, và bị đánh bại trong 8 cuộc bầu cử khác nhau.

Ở tuổi 30, Steve Jobs bị trầm cảm và tuyệt vọng cùng cực sau khi bị đẩy ra khỏi chính công ty mà chính ông là thành viên sáng lập.

Giáo viên dạy nhạc của Ludwig Van Beethoven nói rằng “nếu muốn làm nhạc sĩ, thì cậu ta vô vọng rồi.”

Oprah Winfrey bị giáng chức khỏi vị trí người dẫn chương trình tin tức, vì người ta cho rằng bà “không phù hợp với truyền hình.”

Walt Disney bị một tờ báo sa thải vì ông “thiếu trí tưởng tượng” và “không có những “ý tưởng nguyên bản.”

Giáo viên của Thomas Edison bảo rằng ông “quá dốt nát nên không thể học được bất kỳ điều gì.”

Sau khi bị loại khỏi đội bóng rổ ở trường phổ thông, Michael Jordan về nhà, khóa mình trong phòng và khóc.

The Beatles bị một hãng thu âm từ chối với lý do, “Chúng tôi không thích nhạc của họ. Họ chẳng có tương lai gì trong giới showbiz cả.”

Và Albert Einstein còn không biết nói cho đến tận năm 4 tuổi, và phải 7 tuổi mới biết đọc. Cha mẹ Eistein cùng các giáo viên lo rằng ông bị thiểu năng trí tuệ và cho rằng ông sẽ chẳng làm nên trò chống gì.

Vì thế nếu bạn thất bại và bị từ chối, đừng lo vì không phải mỗi mình bạn lâm vào tình cảnh như vậy đâu!

Những câu chuyện này đều là nguồn động lực khi chúng ta cảm thấy muốn từ bỏ. Bên cạnh đó, chúng ta còn rút ra được nhiều bài học từ những tấm gương nêu trên:

1. Kiên định với con đường đã chọn

Thành công tất nhiên phải trả qua nhiều sóng gió.

Điểm mấu chốt không phải là làm cho chuyến du hành trở nên dễ dàng và không cần nỗ lực, mà là phải luôn kiên định trên con đường của mình.

Con đường bất định phía trước có thể đáng sợ, nhưng chúng ta vẫn phải tiến lên phía trước.

2. Sự vĩ đại cần được gầy dựng từng bước

Một thông điệp mà nhiều người có thể rút ra được từ những câu chuyện trên là chúng ta không nên quá coi trọng những thất bại của mình, vì thế giới còn rất nhiều thiên tài chưa được đánh giá đúng.

Nhưng đó là một thông điệp sai.

Họ trải qua thất bại trong quá khứ vì khi đó họ không có tài năng gì cả.

Michael Jordan bị loại khỏi đội vì khi ấy quá kém. Nhưng ông liên tục luyện tập cho đến khi trở thành một trong những vận động viên bóng rổ vĩ đại nhất.

The Beatles cũng vậy. Sau thất bại, họ không ngừng rèn giũa và đã tạo nên một nét nhạc riêng cho mình cùng khả năng thay đổi thế giới bằng các bài hát.

Tất nhiên, đôi khi các thiên tài vẫn bị vùi dập. Nhưng thường thì những tài năng ấy không được đặt đúng thời điểm hoặc hoàn cảnh cần thiết để tạo nên tác động mong muốn.

Và điều đó sẽ có ích cho bạn. Khi gặp thất bại, bạn hãy nhớ rằng những người giỏi hơn mình cũng từng trải qua hoàn cảnh tương tự. Họ vật lộn, tìm hướng đi cho mình và kiên định với lựa chọn của mình. Quá trình ấy là lúc họ học hỏi, phát triển và trở nên giỏi hơn.

Vì thế dù bạn đang gặp khó khăn gì, hãy thử lại lần nữa và lần này cố gắng hơn một chút. Chắc chắn điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt.

Câu chuyện gõ cửa nhà tuyển dụng 11 lần: Trước khi chạm tới thành công, thất bại chắc chắn sẽ đến trước và đến rất nhiều!

Bài viết mới