Từ chuyện Elon Musk sa thải trợ lý gắn bó 12 năm đến bài học nghề nghiệp ai cũng cần biết: Trong công sở, không ai là không thể thay thế

Trong cuốn tự truyện xuất bản năm 2015: “Elon Musk: Telsa, SpaceX, và hành trình tới tương lai vĩ đại”, tác giả cuốn sách, nhà báo Ashlee Vance đã chia sẻ lý do tại sao Elon Musk lại ngừng hợp tác với người trợ lý điều hành lâu năm của mình vào đầu năm 2014.

Lý do ư? Vì Mary Beth Brown, nữ trợ lý của Elon Musk đã đề nghị ông chủ xem xét tăng lương cho cô sau 12 năm cộng tác và cô muốn một khoản tăng đáng kể. Thay vì lập tức đưa ra câu trả lời cho người trợ lý, Elon Musk lại gợi ý cho cô nghỉ phép 2 tuần và trong khoảng thời gian đó ông sẽ suy nghĩ thêm về đề xuất của cô. Elon Musk cần thời gian để đánh giá liệu sự đóng góp của cô có quan trọng với thành công của công ty và với chính mình hay không. Bất ngờ thay, khi nữ trợ lý quay lại công ty sau kỳ nghỉ, Elon Musk đã thẳng thừng tuyên bố ông không cần cô nữa. Elon Musk nói với Ashlee Vance rằng mặc dù ông có gợi ý cho Mary Beth Brown một vài vị trí khác trong công ty nhưng cô ấy đã một đi không trở lại.

Mặc dù, theo Business Insider, Elon Musk đã có phản hồi chính thức rằng câu chuyện về việc sa thải Mary Beth Brown là không đúng sự thật. Nhưng đây là một ví dụ thực tế đau đớn và cũng là một bài học quan trọng cho những người đang và sẽ đi làm: “Bạn có vai trò như thế nào đối với công ty?”.

Câu chuyện Elon Musk sa thải trợ lý gán bó suốt 12 năm đã gây ra nhiều tranh cãi.

Câu chuyện Elon Musk sa thải trợ lý gán bó suốt 12 năm đã gây ra nhiều tranh cãi.

Dưới đây là cách thức để bạn có thể tự đánh giá năng lực và sự đóng góp của mình cho công ty, trước khi có người khác làm điều đó và đánh bật bạn khỏi vị trí.

Trước tiên, bạn hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để suy nghĩ về những gì mình đang làm, tra soát toàn bộ mọi việc và những trách nhiệm bạn đang đảm nhiệm. Tự hỏi chính mình: “Liệu một nhân viên thực tập có thể đảm nhiệm những công việc thay bạn và làm hài lòng sếp hay không?”. Nếu câu trả lời là có, bạn cần phải thay đổi ngay lập tức.

Bạn nên nhớ bạn phải khiến sếp “cần có bạn” chứ không phải chỉ nhìn thấy bạn ở công ty. Do vậy hãy xem xét những thứ bạn có thể làm và tìm cách để đóng góp nhiều hơn nữa vào thành quả công việc chung. Một vài người áp dụng là chiến thuật “quản trị cấp trên” (managing up). Hiểu đơn giản, đó là người nhân viên luôn chủ động và tìm ra cách khiến sếp trực tiếp luôn gây được ấn tượng tốt với các sếp lớn hơn bằng kết quả làm việc xuất sắc.

Ngoài ra, bạn có thể hỏi thẳng sếp liệu bạn nên đóng góp cho công ty theo cách nào để có hiệu quả cao nhất, như vậy bạn sẽ không phải lo lắng về buổi đánh giá năng lực sắp tới. Khi đang thảo luận về những dự án mới bạn nên chủ động đề xuất đại loại như: “Tôi muốn biết chắc mình cũng đang đóng góp vào sự phát triển chung của công ty theo cách tốt nhất mà tôi có thể, vì vậy vui lòng cho tôi biết liệu có vấn đề nào tôi có thể giúp để mọi chuyện suôn sẻ hơn không?”.

Ví dụ như bạn biết sếp đang muốn thực hiện một dự án khó nhằn và bạn có những kinh nghiệm và kiến thức có thể góp một phần thành công cho dự án đó. Đừng ngại nói với sếp về dự án và những kế hoạch bạn có thể thực hiện để góp phần thực hiện dự án thành công. Hãy chứng minh năng lực của bạn bằng cách bắt tay vào công việc chứ không chỉ là lời nói suông.

Điều tối quan trọng ở đây chính là bạn nên xem mình như là một phần của công ty, tận tụy vì mục tiêu công việc chung trước khi nghĩ tới thành quả hay quyền lợi cá nhân. Hãy trở thành một phần không thể thiếu trong thành công của sếp và công ty. Những điều sau đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Và nhớ rằng, trong công sở không một nhân viên nào là không thể thay thế được. Vấn đề chỉ là thay thế bạn khó như thế nào mà thôi.

Chỉ cần thay đổi 5 cách suy nghĩ này, thành công nằm trong tầm tay bạn!

Bài viết mới