Hãng trang sức nổi tiếng Chaumet vừa tổ chức một cuộc triễn lãm tại Palace Museum, Bắc Kinh (trước đây được gọi là Tử Cấm Thành). Sự kiện này đã diễn ra từ ngày 11/4 đến ngày 2/7/2017, giới thiệu đến giới mộ điệu những sản phẩm mang giá trị nghệ thuật cao, có giá trị lịch sử lâu đời. Và cũng là những món trang sức định hướng cho nghệ thuật thiết kế trang sức đương đại.
Với tên gọi chủ đề “Imperial Splendours: Nghệ thuật trang sức từ thế kỷ 18″, triển lãm tại Bắc Kinh chính là một cuộc hành trình xuyên suốt lịch sử 240 năm của thương hiệu Chaumet, với sự góp mặt của khoảng 300 món trang sức, tranh vẽ, bản thiết kế… từ xưa đến nay.
Ngoài những tác phẩm hiện đang được lưu trữ tại kho của Chaumet, triển lãm đã huy động cả những tác phẩm từ Louvre, Bảo tàng Victoria & Albert của London, Bảo tàng Cung điện và nhiều bảo tàng khác. Tới đây, giới mộ điệu không những được chiêm ngưỡng những tuyệt tác có 1-0-2 mà còn được thấy những món trang sức lần đầu được công khai. Có thể thấy một số trang sức rất nổi tiếng như Vương miện vàng của vua Napoléon – do chính người sáng lập Chaumet Marie-Étienne Nitot đồng chế tác năm 1802). Hay chiếc nhẫn vàng đính ngọc trai ra đời từ năm 1813 được nữ hoàng Marie-Louise kết hợp cùng một vòng cổ, vòng tay và bông tai.
Có rất nhiều chất liệu để làm nên một tác phẩm của Chaumet, không chỉ giới hạn ở đá quý. Đó có thể là kim cương, ngọc trai, kim loại quý, lông chim, ngọc quý… Cũng không có giới hạn cho những thiết kế của Chaumet, từ một chiếc headpiece năm 1914 có thể được tái chế tác thành một vương miện sang trọng vào năm 2014.
Nơi Đông – Tây kết hợp
Tại Paris, chủ đề Á – Âu và Hoàng gia vẫn được quan tâm, nhờ sự xuất hiện của “From the Great Mughals to the Maharajas: Jewels from the Al Thani Collection” (tạm dịch: Từ Mughals vĩ đại tới Maharajas: Bộ sưu tập nữ trang từ Al Thani), hiện đang được trưng bày ở Grand Palais. Với 250 viên ngọc Ấn Độ lấy cảm hứng từ bộ sưu tập Al Thani Collection, một bộ sưu tập cá nhân do Sheikh Hamad bin Abdullah Al Thani sở hữu, những tác phẩm 400 năm tuổi này khiến rất nhiều người trầm trồ.
Ví dụ như viên kim cương hồng Agra huyền thoại dành cho những người theo chủ nghĩa thuần túy. Nó đã được mua lại bởi vị hoàng đế Mughal đầu tiên, Babur, vào năm 1526, trước khi được nhập lậu sang Anh khoảng 330 năm sau đó. Trong khi đó, Cartier là một trong số rất nhiều thương hiệu trang sức phương Tây được truyền cảm hứng bởi nền văn hoá Ấn Độ. Họ từ cho sản xuất rất nhiều trang sức kết hợp giữa Đông – Tây như mẫu vòng cổ từ kim cương và ruby năm 1928 (với viên kim cương màu vàng 234.65 cara).
Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật tinh tế Art Deco
Thời kỳ Jazz Age được đánh dấu bởi những thay đổi xã hội to lớn và sự giải phóng được đề cao. Trang sức thời kỳ này thì thường có thiết kế đậm và thô ráp, phản ánh phần nào những phụ nữ đeo chúng. Mùa hè này, “Jeweled Splendors of the Art Deco Era: The Prince and Princess Sadruddin Aga Khan Collection” (tạm dịch: Những tác phẩm quý giá của kỷ nguyên Art Deco: Bộ sưu tập Prince và Công chúa Sadruddin Aga Khan) tại Cooper Hewitt của New York, Smithsonian Design Museum sẽ trưng bày kỷ niệm hơn 100 đồ vật sang trọng – chủ yếu là những chiếc hộp bằng vanity, và đồng hồ – những món quà của thái tử Sadruddin Aga Khan tặng cho người vợ Catherine của ông. Những tác phẩm này, ra đời từ năm 1910 đến 1938, là những ví dụ điển hình về các loại trang sức phổ biến trong một thời kỳ xã hội, từ quyến rũ thanh tao đến các hình thức trang trí kỳ lạ, mạnh mẽ đều được yêu thích.
Và nếu bạn không có khả năng đặt chân đến triển lãm kia thì vẫn còn một địa chỉ “uy tín” để tham khảo, đó chính là bảo tàng mới mở do Amrapali – một trong những hãng trang sức lớn nhất hiện nay của Ấn Độ, đặt tại thủ đô Jaipur của Ấn Độ. Bảo tàng này chính là hiện thân tình yêu, niềm đam mê với trang sức của người sáng lập nên Amrapali, Rajiv Arora và Rajesh Ajmera. Tại đây, bạn có thể chiêm ngưỡng hơn 3.000 món trang sức kỳ công và đắt giá từ vàng, bạc và đá quý Ấn Độ. Nhìn ngắm những tuyệt tác này, bạn cũng có thể hiểu được phần nào “gu” của người Ấn nói riêng và phương Đông nói chung.