Sách cho cuối tuần: 7 cuốn sách sẽ thay đổi quan điểm của bạn về công việc, cuộc sống và tiền bạc

“Tiền hay Cuộc sống” bởi Joe Dominguez and Vicki Robin (nguyên tác: Your money or Your life)

Cuốn sách chỉ ra cho bạn mối quan hệ giữa những lựa chọn mà bạn thực hiện mỗi ngày với những quyết định lớn có ý nghĩa trong cuộc đời. Ví dụ, nếu bạn kiếm được 15 USD/giờ thì việc chi cho một món đồ trị giá 150 USD trong chớp mắt liệu có thực sự phù hợp. Ấy là còn chưa kể đến các chi phí phát sinh, chi phí vận hành và duy trì mà bạn đã, đang và sẽ bị tiêu hao trong quá trình sử dụng món đồ đó. Cuốn sách đưa ra 9 bước thay đổi tư duy tài chính của mỗi người, đó là:

1. Chấp nhận quá khứ

2. Nhận ra Thu nhập và Chi tiêu thực

3. Tự làm báo cáo hàng tháng

4. Ba câu hỏi giúp thay đổi cuộc sống

5. Luôn để biểu đồ thu nhập và chi tiêu trong tầm mắt

6. Học cách trân trọng từng giờ quý báu bằng cách giảm chi tiêu

7. Kiếm nhiều hơn

8. Nhìn thấy điểm giao nhau

9. Quản lý tiền của bạn.

“Nghỉ hưu sớm” của Jacob Lund Fisker (nguyên tác: Early Retirement Extreme)

Mô tả của cuốn sách ghi là “Hướng dẫn triết học và thực tiễn và độc lập tài chính” là mô tả chính xác cho những gì cuốn sách cung cấp. Thay vì đưa ra giải pháp đóng khuôn, cuốn sách nói về những lựa chọn nghề nghiệp, phong cách sống và nguồn tài chính làm nên tự do cá nhân như thế nào.

Rất nhiều người trong chúng ta có hoài bão làm được nhiều điều lớn lao nhưng chúng ta đang bị “mắc kẹt” với cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, đối với Jacob, đó chỉ là những nhận thức cá nhân sai lầm, chứ không phải nhận thức của xã hội đối với chúng ta. Việc bạn cần làm là trở thành một người học suốt đời, với rất nhiều mục tiêu trong cuộc sống đòi hỏi bạn phải độc lập tài chính càng nhanh càng tốt.

Học làm thủ công để hàn gắn tâm hồn (Shop Class as SoulCraft) của Matthew Crawford

Trong cuốn sách đầu tay của mình, tác giả “Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi” nói về những thách thức trí tuệ, cá nhân và thể chất mà các ngành nghề thủ công đem lại cho chúng ta. Không phải tự nhiên mà nhiều người thích làm công việc thủ công sau giờ làm, vì nó đem lại cho họ nhiều niềm vui và những kỹ năng cần thiết trong con đường sự nghiệp sau này. Bởi lẽ những nhiệm vụ phức tạp không phải là điều đáng sợ, mà đáng sợ hơn chính là những nhiệm vụ có thể liên tục bị chia nhỏ và tỉ mỉ hóa khiến chúng ta nản lòng.

“Sự giản dị tự nguyện” của Duane Elgin (nguyên tác: Voluntary Simplicity)

Cuốn sách nói về việc tối giản hóa cuộc sống và tránh xa sự thừa mứa, ồn ào. Đây không phải là một cuốn sách nói về cuộc sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đó là một tác phẩm hướng dẫn người ta sống sao cho cân bằng, giúp cho một số người Mỹ thay đổi lối sống, và số người này ngày càng gia tăng trong xã hội Hoa Kỳ – một lối sống thích ứng từng ngày, là một đáp ứng tích cực cho nan đề phức tạp trong thời đại chúng ta. Chỉ cần thực hành theo một phần hay tất cả lối sống này, theo chủ trương sống giản dị – tiêu thụ tiết kiệm, hiểu rõ về sinh thái, và tăng trưởng cá nhân – người ta có thể thay đổi được đời sống của mình. Và trong quá trình như vậy, họ sẽ có sức mạnh để thay đổi cả thế giới.

Theo Elgin, sống đơn giản có nghĩa là thay đổi từ lối sống xa hoa phí phạm hiện nay, để đi vào một nếp sống chừng mực, nhằm tạo dựng một tương lai vững chắc và có ý nghĩa.

“Triệu phú nhà hàng xóm” của Thomas Stanley và William Danko (nguyên tác: The Millionaire next door)

Ý tưởng chủ đạo của cuốn sách xuất phát từ cuộc sống thực sự đơn giản và tiết kiệm của các triệu phú Mỹ. Họ thực sự không thích phô trương, không khoe mẽ mà chỉ âm thầm đóng góp các giá trị cho xã hội. Cuốn sách khai thác sâu sắc các hành vi và mối quan hệ của các triệu phú và thường thì sẽ khác xa những gì mà bạn tưởng tượng.

Cuốn sách cũng dạy chúng ta đừng đánh giá bất kỳ ai thông qua vẻ bề ngoài. Không phải ai khoác bên ngoài áo quần bóng bẩy mới là người giàu có, lịch sự đâu nhé!

“Tư duy: Tâm lý học mới về thành công” của Carol Dwerk (nguyên tác: Mindset)

Tiến sĩ Dwerk ở Standford đã đúc kết hàng thập kỷ nghiên cứu của mình thành một cặp ý tưởng đơn giản. Theo bà, con người có thể có hai tư duy khác nhau. Những người có “tư duy cố định” cho rằng tài năng và khả năng của họ là điều không bao giờ thay đổi. Còn những người có “tư duy phát triển” thì tin rằng tài năng và khả năng của họ có thể được tiếp tục phát triển.

Những tư duy cố định nhìn nhận mỗi thách thức là một bài kiểm tra giá trị của mình. Những tư duy phát triển lại thấy thách thức đó là cơ hội để trau dồi bản thân. Thông điệp của Dweck: Hãy đi theo tư duy phát triển.

“Một mình sống trong rừng” của Henry David Thoreau (nguyên tác: Waden: Or, Life in the woods)

Cuốn sách nói về những trải nghiệm của nhà văn, triết gia người Mỹ Henry David Thoreau trong 2 năm sống ẩn dật và xa lánh xã hội. Đây không chỉ là một cuốn sách trí tuệ, mang lại sự bình yên cho người đọc, mà còn được tham khảo như một lối sống lý tưởng khi con người có thể hòa hợp với thiên nhiên.

Thông điệp sâu xa mà cuốn sách hướng đến, đó là: Dù bạn sống ở đâu, như thế nào thì quan trọng nhất vẫn là sự tự tin.

9 cuốn sách làm mới tâm hồn, giúp bạn sáng suốt hơn mỗi ngày và khai mở hạnh phúc thực sự

Bài viết mới