Kiểm toán kiến nghị xử lý 38 ngàn tỷ: Kỷ lục 22 năm qua

Cụ thể, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) về kết quả tái cơ cấu lại 3 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng (gồm ngân hàng Xây dựng, ngân hàng Đại Dương và ngân hàng Dầu khí toàn cầu), cho thấy, sau 2 năm được mua lại, thực trạng tài chính của 3 ngân hàng vẫn không được cải thiện.

“Hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng tiếp tục thua lỗ lớn, việc âm vốn chủ sở hữu ngày càng và kiến nghị nếu không có biện pháp xử lý hữu hiệu thì sẽ tiếp tục lỗ thêm nhiều nghìn tỷ đồng” – Kiểm toán Nhà nước cảnh báo.

20171004103549-0-1a40d-1475658920553
20171004103549-0-1a40d-1475658920553

Cũng theo cơ quan này, năm 2016, KTNN đã kiến nghị xử lý 38.776 tỷ đồng, cao nhất trong 22 năm hoạt động của ngành Kiểm toán.

Riêng 8 tháng đầu năm nay, tổng hợp sơ bộ kết quản xử lý tài chính của 108 báo cáo kiểm toán là 22.954 tỷ đồng, trong đó thu về cho ngân sách trên 11.000 tỷ đồng, giảm chi 6.783 tỷ đồng. Con số thu về cho ngân sách, theo Tổng KTNN Hồ Đức Phớc, cao bằng thu ngân sách của 2 địa phương trong cả năm.

Qua những sai phạm đó, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 150 văn bản.

Ngoài ra, kiểm toán 27 dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của các dự án so với phương án tài chính ban đầu 107,4 năm. Hay, KTNN phát hiện có 6/52 trạm thực hiện thu phía trước 14 năm rưỡi trong khi chưa đủ điều kiện; 31/87 trạm thu phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 70 km.

Phát biểu tại buổi làm việc với Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao kết quả của KTNN trong việc phát hiện những sai phạm trong quản lý tài sản công, về thu – chi ngân sách, góp phần quan trọng để Quốc Hội thực hiện chức năng lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, thuế, ngân sách và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, các báo cáo phát hiện của KTNN cũng là công cụ để phòng chống tham nhũng.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc với Kiểm toán Nhà nước

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân làm việc với Kiểm toán Nhà nước

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, ngoài việc kiến nghị xử lý tài chính, KTNN cần xem xét nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bịt lỗ hổng pháp luật – đó là hai mặt của vấn đề. “Sai kết luận là sai đồng thời cần kiến nghị sửa đổi pháp lý” – bà Ngân lưu ý.

Bên cạnh đó, cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của Kiểm toán Nhà nước, đó là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kiểm toán Nhà nước 2015.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các báo cáo kiểm toán KTNN đã được phát hành công khai, song việc thực hiện như thế nào?

Trong khi, Điều 7 của Luật Kiểm toán Nhà nước 2015 nêu rõ “kết luận kiểm toán có giá trị bắt buộc thực hiện”. Vì thế, Chủ tịch Quốc hội đặt câu hỏi: nếu cơ quan, đơn vị được kiểm toán không thực hiện kết luận kiểm toán thì chế tài nào để xử lý?

Để giải quyết vấn đề này này, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan của Quốc hội nghiên cứu kỹ đề xuất của Kiểm toán Nhà nước về đề nghị ban hành Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực KTNN, tránh những khoảng trống pháp luật.

Kiểm soát chặt các ngân hàng 0 đồng, xử lý dứt điểm 12 dự án lớn thua lỗ

Bài viết mới