Khủng hoảng nguồn nhân lực, cửa hàng “không người bán” bùng nổ ở Singapore

Một số nhà bán lẻ Singapore đang chạy đua để tăng cường tự động hóa với cách dịch vụ. Một trong số đó là những cửa hàng tự thanh toán, giúp giảm đáng kể thời gian chờ đợi của khách hàng. Đối với các nhà bán lẻ, đây có thể là giải pháp lý tưởng nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động đang diễn ra, dẫn tới chi phí thuê nhân công rất cao.

Cheers, một chuỗi cửa hàng bán lẻ ở Singapore, đã mở thí điểm một cửa hàng không nhân viên vào tháng 7. Thay vì các loại hàng hóa đặt trên kệ, cửa hàng được trang bị các máy bán hàng tự động, cho phép người dùng đặt các bữa ăn nóng hay thậm chí là Pizza. Nằm trong khuôn viên một trường đại học, loại cửa hàng mới của Cheers nhận được nhiều sự ủng hộ của các khách hàng sinh viên.

Điểm mấu chốt của cửa hàng dạng này là hệ thống thanh toán tự động. Bên cạnh đó, nhà khai thác cũng tận dụng tối đa dữ liệu số, bao gồm các video giám sát, để xác định hành vi mua bán của khách hàng cũng như tự động yêu cầu hàng bổ sung đồ để lấp đầy các kệ. Ngoài ra, để đảm bảo an ninh, người dùng cần tải sẵn ứng dụng và quét mã QR khi bước vào và đi ra khỏi cửa hàng.

Với những cửa hàng không người bán, các nhà bán lẻ có thể giảm được tới 180 giờ làm việc mỗi tuần. Dù đang trong quá trình thử nghiệm và thí điểm nhưng hệ thống cửa hàng này hứa hẹn sẽ sớm trở nên quen thuộc ở Singapore, quốc gia đang ngày càng thiếu lao động.

Sự xuất hiện của máy móc giúp các công ty tái phân bổ đội ngũ nhân viên bán hàng để làm những công việc có giá trị cao hơn như quản lý chuỗi cung ứng, quan hệ khách hàng, tiếp thị kỹ thuật số hay phân tích dữ liệu.

Không chỉ các nhà bán lẻ, hệ thống siêu thị ở Singapore cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ tự động hóa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào con người. Sheng Siong Group, một chuỗi siêu thị giá cả phải chăng, là ví dụ cho quá trình tự động hóa một phần quá trình thanh toán. Thay vì chỉ áp dụng hình thức thông thường, chuỗi siêu thị này lắp đặt các máy cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền mặt. Các loại máy này đã hiện diện ở 22 trong số 43 cửa hàng ở Singapore và tiếp tục được triển khai.

Tuy đã tìm ra hướng giải cho bài toán khó về nguồn nhân lực nhưng các chuỗi bán lẻ ở Singapore vẫn phải đương đầu thách thức với sự nổi lên của hình thức bán lẻ trực tuyến. Tháng 7 vừa qua, gã khổng lồ Amazon.com của Mỹ đã chính thức chọn Singapore là mục tiêu đầu tiên cho cuộc đổ bộ vào Đông Nam Á.

Chuỗi bán lẻ Phillipines rót thêm tiền để “đấu” với Alibaba ở Đông Nam Á

Bài viết mới