Elon Musk vừa tiến thêm một bước trong kế hoạch biến Sao Hỏa thành thuộc địa

Nâng cấp lớn nhất là giá rẻ

“Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà tôi đề cập trong bài thuyết trình này chính là chúng ta sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho nó”, Elon Musk mở đầu bài diễn thuyết về mẫu tàu vũ trụ mới, có khả năng tái sử dụng hoàn toàn. Nó từng có tên gọi là Hệ thống Vận tải liên hành tinh nhưng lại được Musk gọi là BFR với lời chú thích: “Chúng tôi vẫn đang tìm cho nó một cái tên chính thức”.

Theo Musk, BFR có thể thay thế tất cả các hệ thống bay hiện tại của SpaceX, bao gồm tên lửa Falcon 9 và Falcon Heavy dự kiến ra mắt vào cuối năm cùng tàu vũ trụ Dragon. Ngoài ra, tất cả những tài nguyên được dùng cho Falcon 9, Falcon Heavy và Dragon cũng có thể phù hợp với BFR.

Mô phỏng tàu vũ trụ của BFR hạ cánh.

Mô phỏng tàu vũ trụ của BFR hạ cánh.

Hàng loạt thử nghiệm đã được tiến hành

Không còn là ý tưởng, các kỹ sư của SpaceX đã bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm các bộ phận của BFR. Hồi đầu năm, SpaceX đã chế tạo bồn chứa nhiên liệu cho tàu vũ trụ mới với cấu thành từ sợi carbon. Người ta kéo nó ra biển và bơm vào 1.200 tấn khí oxy hóa lỏng để kiểm tra khả năng chịu áp lực. Dù thử nghiệm thành công nhưng Musk đã đẩy nó tới giới hạn với việc tăng áp lực tới khi nó phát nổ.

“Nó bị thổi bay lên cao 100 m trong không trung trước khi rơi xuống biển”, Musk mô tả lại một phần thí nghiệm đồng thời nhấn mạnh chất liệu mới giúp tên lửa nhẹ hơn và hiệu quả hoạt động cao hơn.

Thông số kỹ thuật phần phi thuyền của BFR.

Thông số kỹ thuật phần phi thuyền của BFR.

Musk cũng báo cáo những tiến bộ trong quá trình thử nghiệm Raptor, động cơ tên lửa mới của SpaceX. Theo đó, phương tiện bay mới sẽ sở hữu 31 động cơ loại này thay vì 42 như những thông tin trước đó. Nó sẽ tạo ra lực nâng khổng lồ để đưa lượng hàng hóa nặng 150 tấn vào quỹ đạo thấp của trái đất, nơi trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang hoạt động. Hàng chục thử nghiệm với loại động cơ mới đã được tiến hành và kết quả khá khả quan.

Trong bài thuyết trình kéo dài 45 phút, Musk cũng giới thiệu những công nghệ then chốt trong tham vọng chinh phục sao Hỏa. Kế thừa những loại tên lửa đang phát triển, BFR có khả năng tái sử dụng và tự động hạ cánh. Chính việc tái sử dụng nhiều lần giúp giá thành rẻ hơn nhiều so với những loại tên lửa chỉ sử dụng một lần.

Mô phỏng phi thuyền BFR kết nối với ISS.

Mô phỏng phi thuyền BFR kết nối với ISS.

Bên cạnh đó, tên lửa của BFR còn sở hữu một công nghệ vượt trội và không tưởng là tiếp nhiên liệu trong không gian. Trong những năm qua, SpaceX đã thử nghiệm công nghệ này với tàu vũ trụ Dragon và trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong mỗi chuyến chuyển hàng tiếp tế. Tàu Dragon cho SpaceX cơ hội nghiên cứu các tấm chắn nhiệt để bảo vệ BFR khi nó trở lại khí quyển.

Trong khi Falcon 1 chỉ dùng được 1 lần, Falcon 9 có thể tái sử dụng 70% thì tên lửa của BFR sẽ được tái sử dụng 100%. Tải trọng lớn, tái sử dụng tối đa giúp giá thành rẻ đáng kể.

Mô phỏng quá trình tiếp nhiên liệu trong không gian.

Mô phỏng quá trình tiếp nhiên liệu trong không gian.

Tên lửa của BFR gồm 2 tầng với đường kính khoảng 10m, chiều cao hơn 100 m cùng trọng lượng 4.400 tấn lúc phóng, tương đương gần 10 lần trọng lượng của toàn bộ trạm vũ trụ quốc tế ISS. Riêng phi thuyền của BFR dài khoảng 47m với gần 1.200 tấn nhiên liệu nếu đổ đầy.

Khoang chứa trên đầu hệ thống này rất rộng với tổng diện tích tương đương một chiếc máy bay Airbus A380, mẫu phi cơ chở khách lớn nhất hành tinh. Phần cánh hình tam giác trên tàu giúp nó ổn định hơn trong quá trình hạ cánh, dù ở trái đất, mặt trăng hay trên Sao Hỏa. Phần phi thuyền sử dụng nhiên liệu là khí mê tan (CH4) trộn với oxy, những khí mà người ta hy vọng sẽ chiết suất được từ Sao Hỏa.

Mô phỏng kế hoạch xây dựng khu định cư trên Sao Hỏa.

Mô phỏng kế hoạch xây dựng khu định cư trên Sao Hỏa.

Đa nhiệm

Ngoài sứ mệnh chinh phục Sao Hỏa, BFR còn có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ khác như xây dựng căn cứ trên mặt trăng, tiếp hàng cho ISS hay đơn giản nhất là đưa con người di chuyển khắp thế giới với tốc độ siêu nhanh. Trong sự kiện vừa diễn ra, chính Elon Musk đã tuyên bố sẽ đưa con người tới bất cứ đâu trên trái đất với thời gian chưa đầy nửa tiếng.

Ngoài nhiệm vụ đưa vệ tinh vào quỹ đạo, Elon Musk còn mô tả BFR có khả năng lang thang trong quỹ đạo trái đất để thu những mảnh vỡ trôi nổi hoặc những vệ tinh hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, giá thành cho những nghiệm vụ này sẽ rất rẻ, trái ngược hẳn với những sứ mệnh chinh phục không gian của Nga, Mỹ hay Trung Quốc.

Đi khắp trái đất trong chưa đầy một giờ

Tỷ phú ngông cuồng Elon Musk và tham vọng đi khắp trái đất trong chưa đầy 1 giờ

Bài viết mới