Đây là nền kinh tế có nguy cơ lâm vào khủng hoảng tài chính cao nhất thế giới

Hồng Kông (Trung Quốc) là nền kinh tế đứng đầu bảng trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có nguy cơ phải chịu đựng 1 cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai, Trung Quốc là nước đứng thứ hai. Đó là nhận định vừa được Nomura Holdings đưa ra sau lần cập nhật hệ thống cảnh báo sớm gần đây nhất.

Tuy nhiên kết quả này không có nghĩa là 1 cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ xảy ra, theo chuyên gia phân tích Rob Subbaraman của Nomura. Hai chuyên gia Subbaraman và Michael Loo đã sử dụng dữ liệu từ đầu những năm 1990 để phát triển hệ thống này. Kết quả cho thấy các thị trường mới nổi đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với các thị trường đã phát triển, và châu Á ngoại trừ Nhật Bản là khu vực rủi ro nhất.

Các chuyên gia đã chọn ra 5 chỉ số được cho là những dấu hiệu cảnh báo 1 cuộc khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra trong 12 quý sau nếu như chúng vượt qua các ngưỡng giới hạn:

Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp và các hộ gia đình/GDP Tỷ số khả năng trả nợ của các doanh nghiệp và hộ gia đình Tỷ giá thực Giá bất động sản thực (đã điều chỉnh theo lạm phát) Giá chứng khoán thực

Lần cập nhật mới nhất tính toán số liệu của 12 quý gần nhất. Do có 5 chỉ số, mỗi nước có thể có tối đa 60 dấu hiệu cảnh báo.

10 nền kinh tế có nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm nhất. Nguồn: Bloomberg.

10 nền kinh tế có nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm nhất. Nguồn: Bloomberg.

Hồng Kông là nền kinh tế có nhiều dấu hiệu nhất (52), cao hơn cả thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á 1997. So với lần cập nhật trước (dựa trên số liệu 12 quý tính đến quý IV/2016), số lượng dấu hiệu của Trung Quốc giảm từ 41 xuống 40 nhưng vẫn cao thứ hai.

“Hồng Kông đang ở trong vùng nguy hiểm”, Subbaraman và Loo viết trong báo cáo. Họ miêu tả việc Trung Quốc giảm dấu hiệu lần đầu tiên kể từ khi quý I/2013 là rất đáng khích lệ. “Tuy nhiên Trung Quốc vẫn ở trong khu vực nguy hiểm và nếu như không nỗ lực giảm tình trạng tín dụng tăng trưởng nóng, sẽ rất khó để có thể giảm số dấu hiệu xuống”.

Số lượng dấu hiệu xuất hiện ở các nước khác có tên trong danh sách thấp hơn rất nhiều so với Hồng Kông và Trung Quốc. 8 nước tiếp theo đều thuộc nhóm các thị trường mới nổi và 6 trong top 10 đến từ châu Á.

Subbraman miêu tả hệ thống cảnh báo sớm này là “một bài tập nhìn vào những yếu tố đã được chứng minh là những chỉ số cảnh báo sớm tốt nhất trong quá khứ, sau đó áp dụng chúng vào dữ liệu của thời điểm hiện tại”.

Chân dung “kẻ tội đồ” của thế giới đã gây nên khủng hoảng tài chính 2008

Bài viết mới