Có bao nhiêu người đang coi thường công việc của bản thân? Có bao nhiêu người vừa làm việc vừa phàn nàn, ca thán về công việc, rồi quyết định không làm nữa trong khi công việc của họ bấp bênh, lúc có lúc không?
Một khi đã làm việc, đã là lựa chọn của bản thân, tại sao không cố gắng làm cho tốt, bắt đầu một ngày trong trạng thái tràn đầy nhựa sống?
Dưới đây là lời nhắn nhủ mà một ông bố nhắc con trai mình về thái độ làm việc, thiết nghĩ những ai đã tham gia vào lực lượng lao động rồi cũng đều nên đọc, có thể chỉ để trải nghiệm, nhưng cũng có thể là rút ra bài học cho bản thân mình, nhất là những bạn trẻ.
Con trai,
Đi làm rồi, cần phải làm việc bằng cả trái tim của mình!
Nếu ngay từ công việc đầu tiên đã nhận được lương cao, đó là may mắn của con, cần phải nỗ lực làm việc để bày tỏ lòng biết ơn đến điều đó;
Còn nếu như mức lương chưa được lý tưởng, con cần phải hiểu rằng bản thân phải từng bước nâng cao kỹ năng, trình độ của bản thân trong công việc.
Người cha này, rõ ràng là một người sáng suốt.
Và các bạn trẻ, hãy ghi nhớ 3 lời dặn này trong tim và làm việc theo nguyên tắc đó, rồi có ngày, chính các bạn chứ không ai khác sẽ cảm nhận được trái ngọt.
Lại có một câu chuyện đáng để chúng ta khắc cốt ghi tâm như thế này:
Một nhân viên lập trình nọ làm việc trong một công ty phần mềm 8 năm, đúng lúc tay nghề của anh ta đã trở nên thuần thục, công ty phá sản. Cũng đúng lúc đó, con trai anh ta chào đồi, anh buộc phải nhanh chóng tìm công việc mới.
Một công ty phần mềm khác thời điểm đó đang tìm nhân viên lập trình, đãi ngộ cao. Người đàn ông kia tự tin nộp hồ sơ ứng tuyển.
Nhờ những kiến thức và kinh nghiệm có được trong suốt 8 năm qua, anh ta nhẹ nhàng vượt qua vòng thi viết và 2 ngày sau được gọi đi phỏng vấn. Tất nhiên, anh ta chẳng có lý do gì để không tự tin vào bản thân.
Tuy nhiên khi phỏng vấn, ban giảm khảo có yêu cầu anh ta trình bày phương án phát triển phần mềm trong tương lại. Trước giờ, anh ta chưa từng suy nghĩ về vấn đề này nên đã bị loại.
Nhưng công ty này đã khiến người đàn ông mở rộng tầm mắt nên anh ta quyết định viết một lá thư cảm ơn:
“Quý công ty đã bỏ chi phí, nhân lực vật lực ra cho tôi cơ hội làm bài thi viết rồi sau đó là cơ hội được đến phòng vấn, mặc dù thất bại song sau lần này, tôi đã biết thêm nhiều điều mới mẻ. Cảm ơn công sức của các vị, chân thành cảm ơn!”
Bức thư này đã được người trong công ty truyền tay nhau và cuối cùng được chuyển đến tay người quản lý cao nhất của công ty.
Ảnh minh họa.
3 tháng sau, người nhân viên lập trình kia bất ngờ nhận được thông báo trúng tuyển của công ty mình đã bị trượt trong vòng phỏng vấn.
Lý do là bởi, công ty đó đã nhìn thấy phẩm chất biết ơn trong người đàn ông đó, nên khi có vị trí trống, họ lập tức nghĩ ngay đến anh ta.
Hơn chục năm sau đó, nhờ có thành tích xuất sắc, anh nhân viên lập trình ngày nào trở thành phó tổng giám đốc của công ty.
Một quản lý nhân lực cấp cao của một công ty lớn ở Trung Quốc từng nói rằng, hiện nay có một số sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, chưa bắt tay vào làm việc đã nói chuyện điều kiện với lãnh đạo công ty hoặc vừa mới có chút thành tích ở vị trí mới đã “mặc cả” với bộ phận…
Lối suy nghĩ và hành động này đã không còn phù hợp với thời đại ngày nay.
Họ nên biết cảm ơn đến công ty, doanh nghiệp đã bồi dưỡng cho họ chứ không nên tính toán thiệt hơn vài trăm đồng tiền lương.
Hãy đợi đến khi bản thân có thành tích tốt hãy đề xuất yêu cầu tăng lương với doanh nghiệp, như thế mới có thể phát triển tốt hơn nữa, cao hơn nữa trong doanh nghiệp.
Lời bình
Có thể công việc của chúng ta chẳng thể hoàn hảo, hoàn mỹ như mong muốn nhưng mỗi người, khi đã tham gia lao động, hãy dùng một trái tim biết ơn, cảm tạ đến môi trường làm việc, cảm ơn ông chủ, cảm ơn mỗi cơ hội việc làm để làm việc hăng say với một trái tim biết tri ân với người, với đời.
Cho dù ban đầu vị trí công việc của chúng ta có thể thấp hơn rất nhiều so với người khác nhưng đừng vội so đo, tính toán. Hãy tích cực coi mỗi một nhiệm vụ công tác là một sự bắt đầu mới, một trải nghiệm mới, một cánh cửa hướng tới thành công.
Mỗi một công việc đều chứa đựng những kinh nghiệm và tài nguyên quý giá.
Sự chán chường vì thất bại, mừng vui vì thành công, sự hà khắc của cấp trên, sự cạnh tranh giữa các đồng nghiệp… đó là cảm nhận và sự tôi rèn kinh nghiệm mà bất cứ người lao động nào cũng bắt buộc phải trải nghiệm trên con đường hướng tới thành công.
Nếu thiếu những yếu tố đó, thành công đến rồi đi, là điều dễ xảy ra.