Steve Jobs, Tim Ferriss và Bill Gates chia sẻ bí quyết giúp bạn vượt qua được sự thất bại của chính mình

1. Steve Jobs – Sự ý thức về thời gian và cái chết khiến ông không bao giờ sợ hãi sự thất bại

Một trong những động lực quan trọng giúp Steve Jobs đạt được những thành công vang dội trong làng công nghệ thế giới chính là sự ý thức về thời gian và cái chết của mỗi người. Trong một bài phát biểu đầu năm 2005, ông thậm chí còn gọi cái chết là “Một sự phát minh hay nhất trong cuộc đời”.

Steve Jobs chia sẻ rằng, khi đứng giữa sự sống và cái chết thì nỗi sợ hãi của sự xấu hổ hay thất bại sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Vì vậy, điều mà chúng ta cần làm là nỗ lực hết mình để theo đuổi những mơ ước của bản thân. Thời gian sẽ chẳng thể chờ đợi bạn và việc duy nhất bạn có thể làm là chạy đua với nó. Hãy cố gắng làm những điều mà bạn mơ ước và học cách đối diện với nỗi sợ hãi thất bại của chính mình.

Mặt khác, trên thực tế, sự thất bại sẽ dạy cho bạn biết năng lực thực chất của bạn đang ở đâu. Và chỉ khi bạn biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân bạn mới có thể tìm kiếm cho mình một con đường phù hợp nhất.

Tim Ferriss đã học cách đối diện với nỗi sợ hãi thất bại của chính mình.

Tim Ferriss đã học cách đối diện với nỗi sợ hãi thất bại của chính mình.

2. Tim Ferriss – Thẳng thắn đối diện với sự thất bại

Tim Ferriss, nhà đầu tư và là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ cho biết bí quyết giúp ông vượt qua được sự thất bại chính là đối mặt với nó.

Trong một cuộc trò chuyện với TED gần đây với chủ đề “Tại sao bạn nên xác định nỗi sợ hãi của mình trước khi đặt ra những mục tiêu cho bản thân?” , Tim Ferriss đã chia sẻ rằng: “Tôi đã tự đưa ra một bài tập cho bản thân với chủ đề ‘Nỗi sợ hãi’ như một cách đặt ra mục tiêu cụ thể trong cuộc sống”.

Theo như bài tập này, Tim Ferriss sẽ viết về những nỗi sợ hãi và lo lắng của bản thân về bất kì một vấn đề gì trong cuộc sống. Ông liệt kê ra tất cả những điều lo sợ có thể hoặc không thể xảy ra trong tương lai và đưa ra những giải pháp khắc phục mà ông cho là tốt nhất. Do đó, Tim Ferriss đã tự học cách đưa ra những phỏng đoán về những rủi ro trong tương lai và xác định cụ thể hướng giải quyết cho mỗi vấn đề đó. Đây cũng chính là cách giúp ông ổn định tâm lý, giữ bình tĩnh hơn và nhanh chóng lấy lại sự cân bằng khi gặp phải thất bại.

Tim Ferriss cho biết: “Bạn cần phải thất bại, học cách đối diện với nó và tìm hiểu nguyên nhân tại sao dẫn đến sự thất bại. Khi đó, bạn mới có thể hiểu được giá trị thực sự của thành công”.

3. Bill Gates – Sử dụng sự thất bại như một bước nhún để bật cao hơn

Tỷ phú Bill Gates luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học hỏi những kinh nghiệm từ chính sự thất bại của bản thân. Ông nói: “Thật may mắn để chào mừng sự thành công nhưng điều đáng chú ý hơn là đúc kết những bài học từ sự thất bại”.

Giống như Steve Jobs, Bill Gates đã từng bỏ học đại học trước khi ông tạo ra tập đoàn nổi tiếng Microsoft. Tuy nhiên, trước khi nhập học tại trường Đại học Harvard, Bill Gates đã thành lập công ty đầu tiên với tên gọi Traf-O-Data khi chỉ mới 17 tuổi.

Traf-O-Data là một công ty máy vi tính sử dụng chip để xử lý và phân tích các dữ liệu lưu lượng. Mặc dù công ty là một thất bại nhưng theo người đồng sáng lập, Paul Allen cho biết phần mềm Microsoft hiện nay chính là thành quả của việc học hỏi và đúc rút từ những thất bại của Traf-O-Data.

Nhưng ngay cả tại Microsoft, Bill Gates vẫn liên tục phải đối mặt với sự thất bại. Năm 1993, một dự án cơ sở dữ liệu mà ông phát minh mang tính cách mạng đã không thành công và vào giữa thập niên 90, một số chương trình truyền hình của Microsoft trên internet cũng đã gặp nhiều sự thất bại.

Bill Gates chia sẻ rằng, tất cả những thất bại đó có thể khiến ông cảm thấy mệt mỏi, chán nản và từ bỏ. Tuy nhiên, ông đã học cách chấp nhận và sử dụng chúng như một bước đệm để bật xa hơn trên con đường thành công của bản thân.

“Một khi bạn cảm thấy sự thất bại không còn là những dấu hiệu tiêu cực mà chính là động lực khiến bạn phải thay đổi và nỗ lực nhiều hơn thì bạn sẽ không bao giờ bị nó đánh bại”, Bill Gates nhấn mạnh.

Bài viết mới