Nhu cầu từ Trung Quốc không ổn định, giá lợn hơi vẫn lại xuống dưới 30 nghìn đồng/kg

Theo đó, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng ước đạt 2731,9 nghìn tấn, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý III/2017 đạt 521,9 nghìn tấn, giảm 2,3 % so với quý III/2016.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do giá bán tăng, giảm thất thường khiến người chăn nuôi không mặn mà với việc tái đàn. Người chăn nuôi nhỏ lẻ do thua lỗ nên không đầu tư nuôi trở lại, còn các hộ có quy mô nuôi lớn, trang trại, doanh nghiệp chỉ duy trì nuôi cầm chừng. Đàn lợn cả nước ước tính đến tháng 9 giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo đó, giá lợn hơi trong tháng 9/2017 biến động giảm nhẹ tại các vùng chăn nuôi cả nước. Cụ thể, tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam như Hà Nội, Hưng Yên, Nghệ An, Đồng Nai… giá lợn đã giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg xuống còn khoảng trên dưới 30.000 đồng/kg.

Tại miền Trung, giá lợn hơi tại Quảng Trị và Thừa Thiên Huế giảm khoảng 500 đồng/kg, giá trung bình toàn miền chỉ dao động trong khoảng 29.000 – 32.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm 500 đồng/kg ở Tiền Giang, giảm 1.000 đồng/kg ở Long An và giảm 1.500 16 đồng/kg ở Hậu Giang.

Giá lợn hơi tại nhiều tỉnh miền Nam nằm trong khoảng 28.500 – 30.500 đ/kg. Tại một số vùng chăn nuôi lớn của Đồng Nai, hiện giá lợn cũng đã giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg xuống còn khoảng trên dưới 31.000 đ/kg, tùy thuộc vào chất lượng và quy mô nuôi.

Trong 9 tháng qua, ngoại trừ đợt phục hồi mạnh mẽ vào giữa tháng 7, giá lợn hơi trung bình của cả nước chủ yếu giảm do nguồn cung dư thừa trong khi nhu cầu tiêu thụ không có đột biến. Trong khi đó, nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc lại không ổn định.

Trái ngược với giá lợn hơi, giá gà thịt lông màu khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL lại biến động tăng với mức tăng từ 4.000 – 5.000 đồng/kg do nhu cầu khởi sắc. Giá gà thịt lông màu khu vực Đông Nam Bộ hiện ở mức 36.000 – 37.000 đồng/kg, ở Đồng bằng Sông Cửu Long là 37.000 – 38.000 đồng/kg.

Cũng theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng qua, đàn gia cầm cả nước nhìn chung phát triển khá tốt. Các mô hình gia trại, trang trại gia cầm được quan tâm đầu tư, đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn ngày càng tăng. Dịch cúm gia cầm tuy có xuất hiện rải rác tại một số tỉnh nhưng hiện đã được dập tắt. Đàn gia cầm cả nước ước tính đến tháng Chín tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng gia cầm hơi xuất chuồng 9 tháng ước đạt 772,7 nghìn tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước; trứng gia cầm đạt 7562,7 triệu quả, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Tuy nhiên, các cơ sở giết mổ, chế biến thịt quy mô công nghiệp tại nước ta hiện đang chỉ sử dụng được khoảng 30% công suất do sự cạnh tranh với các cơ sở giết mổ quy mô nhỏ chi phí thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp đang tích cực xây dựng mô hình sản xuất – kinh doanh mới tập trung vào việc tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu , đặc biệt đã xuất khẩu được lô thịt gà sạch đầu tiên vào thị trường khó tính Nhật Bản.

Chiến dịch “giải cứu” lợn: Bộ Công an đã tiêu thụ thịt vượt chỉ tiêu

Bài viết mới