iPhone 8 ế hàng, các nhà cung ứng châu Á nhận trái đắng

Hon Hai Precision Industry Co., công ty chịu trách nhiệm lắp ráp iPhone và các thiết bị khác của Apple, chịu tác động mạnh khi iPhone ế hàng, khiến giá cổ phiếu giảm 10% chỉ vài ngày sau khi iPhone 8 ra mắt. Các nhà cung ứng khác trong khu vực, bao gồm Tập đoàn Pegatron của Đài Loan, Trung Quốc và Công ty LG Innotek của Hàn Quốc cũng sụt giảm hơn 12%.

Thậm chí, thị trường chứng khoán trị giá 1,1 nghìn tỷ USD của Đài Loan, Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ việc iPhone 8 ế hàng bởi sự thống trị của các công ty hoạt động trong lĩnh vực cung ứng cho Apple. Hon Hai và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., nhà sản xuất chip chính cho Apple, chiếm khoảng 1/4 tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Đài Loan. Ngoài ra, xuất khẩu chiếm hơn một nửa GDP của hòn đảo này.

Alan Tseng, Phó chủ tịch của Capital Investment Management, nhấn mạnh: “Lượng đặt mua iPhone mới thấp khiến thị trường chứng khoán thất vọng và các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp tục bán ròng cổ phiếu Đài Loan. Sự trượt dốc của các nhà cung ứng cho Apple khiến cả thị trường chứng khoán này chịu tác động xấu”.

Các công ty của Đài Loan, Trung Quốc không phải là những nạn nhân duy nhất. AAC Technologies Holdings Inc., một nhà cung ứng khác của Apple, mất 6,7% giá trị tại sàn giao dịch Hồng Kông, Trung Quốc. Trong khi đó, GoerTek Inc. cũng phải hứng chịu đợt sụt giảm tồi tệ nhất từ 3/7 trên sàn giao dịch Thâm Quyến, Trung Quốc.

Phản ứng dây chuyền xảy ra sau khi lượng đặt trước iPhone 8, mẫu điện thoại mới nhất của Apple, thấp hơn đáng kể so với iPhone 7 và iPhone 6. Khối lượng đặt mua iPhone 8 cũng thấp đáng kể so với những mẫu điện thoại tiền nhiệm ở cả Mỹ và Trung Quốc. Thiết kế không quá đột phá cùng kỳ vọng vào iPhone X là lý do khiến iPhone 8 và 8+ ế hàng.

Cổ phiếu Apple rớt thảm trong ngày đầu bán iPhone 8

Bài viết mới