6 cuốn sách kinh doanh hay nhất 2017 do các chuyên gia kinh tế, nhà báo hàng đầu phố Wall bình chọn

Rất nhiều câu chuyện kinh doanh lớn đang diễn ra trong thời đại của chúng ta, từ những ảnh hưởng chính trị và cá nhân của quá trình toàn cầu hoá gia tăng đến cuộc đối đầu của nạn phân biệt giới tính ở thung lũng Silicon, đều được phản ánh trong những cuốn sách kinh doanh hay nhất năm nay, do McKinsey và tạp chí Financial Times (FT) bình chọn.

Kể từ năm 2005, McKinsey và FT đã tập hợp một danh sách chuyên gia mỗi năm để lựa chọn những đầu sách ý nghĩa và hay nhất về đề tài kinh doanh.

Trong danh sách các chuyên gia năm nay có nhiều tên tuổi lớn như biên tập viên gạo cội của FT Lionel Barber, Nữ Chủ tịch của Mozilla Mitchell Baker, Cố vấn kinh tế trưởng Allianz Mohamed El-Erian, Giáo sư trường kinh doanh London Herminia Ibarra, Giám đốc xuất bản của McKinsey Rik Kirkland, Chuyên gia kinh tế Dambisa Moyo và Chủ tịch Santander Shriti Vadera.

Ban hội thẩm đã bình chọn 15 cuốn sách lọt vào chung kết từ đầu năm nay, công bố 6 cuốn vào vòng bán kết hôm thứ Ba vừa qua.

“Đây là những cuốn sách thực sự nắm bắt được mức độ gián đoạn về kinh tế – xã hội mà chúng ta phải đối mặt ngày hôm nay; đồng thời nêu bật những thách thức toàn cầu mà Chính phủ, doanh nghiệp và xã hội cần đối đầu”, bà Vivian Hunt – Giám đốc điều hành của McKinsey nhận định về 6 cuốn sách lọt vào vòng bán kết.

Dưới đây là 6 cuốn sách đang “tranh cử” vị trí cuốn sách kinh doanh hay nhất 2017.

1. ‘Adaptive Markets’ (Tạm dịch: Thị trường thích ứng) – Andrew W. Lo

Trong vài thập niên trở lại đây, các nhà kinh tế học thường xuyên tranh luận về những hệ luỵ của lý thuyết thị trường hiệu quả, trong đó phát biểu rằng các nhà đầu tư và thị trường là tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, tính ứng dụng của nó trong kinh tế học hành vi lại phát biểu ngược lại.

Trong cuốn “Adaptive Markets”, Giáo sư Andrew Lo đến từ trường quản trị MIT Sloan cho rằng “lý thuyết thị trường hiệu quả chỉ chưa đầy đủ chứ không sai” và đưa ra khái niệm mới về cách mà các nhà đầu tư hành xử và cách thích ứng của thị trường.

2. ‘Janesville’ (Tạm dịch: Thị trấn Janesville) – Amy Goldstein

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 đã cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ và hé lộ những mối quan ngại của tầng lớp trung lưu Mỹ về vấn đề mất việc làm do toàn cầu hoá và suy thoái kinh tế.

Phóng viên Amy Goldstein của tờ Washington Post đã tự nhốt mình trong một thị trấn nhỏ bé đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những tác động kể trên: thị trấn Janesville, bang Wisconsin – cũng chính là quê hương của Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan. Thông qua các cuộc phỏng vấn rộng rãi với mọi tầng lớp ở đó, bà đã khám phá ra lý do tại sao người Mỹ luôn phải vật lộn kiếm sống.

3. ‘Reset’ (Tạm dịch: Thiết lập lại) – Ellen Pao

Ellen Pao đã kiện công ty của cô – quỹ đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins Caufield Byers ở thung lũng Silicon vào năm 2012 vì khoản tiền 16 triệu USD bị mất do phân biệt giới tính và dẫn đến việc cô bị sa thải. Vụ kiện này đã được đưa ra xét xử vào năm 2015 và trở thành một vụ kiện tiêu biểu trong giới công nghệ.

Toà phán quyết có lợi cho Kleiner Perkins trong cả 4 vòng, nhưng Pao vẫn tiếp tục theo đuổi việc đòi quyền lợi cho phụ nữ trong ngành công nghệ và truyền cảm hứng cho làn sáng đấu tranh của phụ nữ chốn lại nạn phân biệt giới tính ở thung lũng Silicon.

4. ‘The One Device’ (Tạm dịch: Một thiết bị) – Brian Merchant

Năm nay là kỷ niệm 10 năm ngày ra mặt iPhone – thiết bị đưa Apple trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới và làm thay đổi cách mà con người tương tác với công nghệ.

Để đánh dấu sự kiện này, biên tập viên gạo cội của tở Motherboard Brian Merchant đã cho ra đời “The One Device” như một bước đi sâu vào các quyết định và đột ohas đằng sau sự phát triển của ngành công nghiệp điện thoại thông minh.

5. ‘The Spider Network’ (Tạm dịch: Mạng nhện) – David Enrich

“The Spider Network” là câu chuyện hấp dẫn mà David Enrich – biên tập viên của tờ Wall Street Journal kể về cách mà 6 ông chủ nhà băng lớn trên thế giới đã tụ họp thành một nhóm liên minh để quyết định số phận của lãi suất Libor – lãi suất liên ngân hàng Anh. Tất nhiên, kế hoạch này cuối cùng đã bị sụp đổ.

Thông qua cuốn sách, Enrich đề cập đến một câu chuyện tài chính phức tạp và nó giống như một bộ phim kinh dị về tài chính.

6. ‘The Great Leveler’ (Tạm dịch: Chủ trương bình đẳng vĩ đại) – Walter Scheidel

Đã có rất nhiều cuộc điều tra về hiện trạng bất bình đẳng thu nhập ở các nước phát triển, nhưng cuốn sách của Walter Scheidel – Giáo sư sử học đến từ trường đại học Stanford lại là nỗ lực tìm kiếm lịch sử về bất bình đẳng thu nhập thông qua toàn bộ quá trình tồn tại của con người.

Scheidel cho rằng cách hiệu quả duy nhất để thu hẹp khoảng cách thu nhập là những thay đổi mang tính bạo lực. Tuy nhiên, ông cũng kết luận rằng trong xã hội hiện đại, sự bất bình đẳng thu nhập sẽ tác động lớn hơn nhiều so với những gì mà chúng ta vẫn nghĩ.

17 cuốn sách kinh doanh hay nhất trong hơn một thập kỷ qua, mọi doanh nhân đều nên đọc

Bài viết mới