Cố gắng đi ngủ dù rất đau đầu, cô gái người Canada đã phải phẫu thuật vì đột quỵ não

Chủ nhật, ngày 30/7, sẽ là một ngày không bao giờ Carly quên được. Ngày hôm đó, cô ấy đã tập thể dục cùng với chồng bên ngoài và làm mọi việc giống như các ngày bình thường khác.

Nhưng đến tối, cô bắt đầu phải chịu đựng những cơn đau với các triệu chứng trầm trọng như nôn mửa và run rẩy. Thậm chí cô còn nôn thốc ra ngay cả khi uống nước.

Nhưng cô ấy nghĩ rằng cô bị như vậy là do bệnh tiền đình và lấy đá chườm lên đầu để hi vọng giảm bớt cơn đau nhưng tiếc thay việc đó chẳng mang lại tác dụng gì cả. Dù thấy ngày càng khó chịu hơn nhưng cô vẫn quyết định cố gắng đi ngủ.

Carly White và chồng trước khi bị đột quỵ não.

Carly White và chồng trước khi bị đột quỵ não.

Nhưng vào 4 giờ 30 phút sáng ngày 31/ 7, cô thức dậy vì đau đớn không thể chịu nổi và đầu nóng bừng lên.

Cô đã bắt đầu nhận thấy tình trạng sức khỏe của mình xấu đi. Nhanh chóng gọi chồng mới cưới dậy, cô được đưa ngay đến một bệnh viện địa phương ở thị trấn Carmanville, Newfoundland.

Carly không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng “cơn đau đầu dữ dội” mà cô đã phải chịu đựng đó lại là một cơn đột qụy. Cô thuật lại: ” Khi tôi gặp được bác sĩ, bác sĩ không nghĩ tôi bị đột quỵ não nhưng tôi mất ý thức trong khoảng 20 phút, mọi ký ức mất đi trong nháy mắt”.

Và 12 giờ sau, Nathanael – chồng cô – nhận được cú điện thoại từ nhân viên bệnh viện rằng vợ anh đang được đưa tới bệnh viện khác ở Canada bằng máy bay.

Carly được đưa tới trung tâm Khoa học Y tế ở St. John’s, và chồng cô cũng chạy tới đó để có thể kí vào bản cam kết đồng ý phẫu thuật cho vợ mình.

Chỉ 2 ngày sau khi đến bệnh viện vì những gì cô nghĩ là đau đầu đơn thuần, Carly đã phải phẫu thuật não.

Các bác sĩ phẫu thuật đã loại bỏ một lượng mô da chết đã gây ra sự tích tụ dịch tủy sống trong não khiến cô bị đột quỵ não.

6 ngày sau, cô tỉnh dậy sau cơn hôn mê dài và thấy mình đã được phẫu thuật não. Nhưng cô không thể nói hoặc đi bộ được.

Carly White (trái) chụp với chồng cô Nathanael (phải) sau khi cô được tiến hành một cuộc giải phẫu não giúp ổn định cuộc sống của cô sau cú đột quỵ não.

Carly White (trái) chụp với chồng cô Nathanael (phải) sau khi cô được tiến hành một cuộc giải phẫu não giúp ổn định cuộc sống của cô sau cú đột quỵ não.

Bây giờ, Carly đang chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo tất cả mọi người về tầm quan trọng của việc đến bệnh viện ngay nếu bạn nghĩ mình bị đột quỵ. Bởi như trường hợp của cô, bác sĩ đã bảo nếu chỉ đến viện chậm 1 giờ đồng hồ thôi thì có lẽ cô sẽ chẳng còn cơ hội để sống sót.

Carly đã ở lại bệnh viện cho đến ngày 15/ 8, và được chuyển đến phòng hồi phục tại Trung tâm Miller.

Carly đã phải học lại cách nói chuyện và đi bộ sau khi cuộc phẫu thuật diễn ra. Lúc đầu, cô chỉ có thể nói thầm thì nhưng giọng nói của cô đã ngày càng khỏe hơn, cô nói được to hơn.

“Ngày đầu tiên tôi đã đi được 3 bước và tôi đã rất vui mừng. Tuy nhiên ngày hôm sau, cô đã đi được những 375 bước. Tôi cảm thấy tôi như một đứa trẻ như vậy”, Carly nhớ lại.

Cô đã có thể trở về nhà ở Carmanville vào ngày 25/8.

Trong khi ở nhà, cô ấy vẫn phải thực hiện các cuộc tập luyện phục hồi chức năng để cơ thể tiếp tục hoạt động hoàn toàn bình thường trở lại. Carly đã có thể đi bộ một mình nếu có một người nào đó đứng bên giám sát.

Với những tiến triển đầy hy vọng, cô ấy hy vọng bản thân sẽ đủ khỏe mạnh để bắt đầu có thể quay trở lại làm việc vào đầu năm 2018.

Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa tới bệnh viện kịp thời cấp cứu nhanh nhất có thể.

Bệnh nhân đột quỵ cần được đưa tới bệnh viện kịp thời cấp cứu nhanh nhất có thể.

Qua câu chuyện của bản thân mình, Carly hy vọng tất cả mọi người đừng nên coi nhẹ việc đau đầu vì rất dễ đó chính là những dấu hiệu của sự đột quỵ não.

Cô khuyên mọi người nên đi gặp bác sĩ ngay khi họ nghi ngờ các triệu chứng của họ có thể là một cái gì đó khác lạ so với những lần đau đầu trước, đặc biệt là nếu những triệu chứng này kéo dài hơn 12 giờ.

Theo PGS.TS Ngô Đăng Thục, giảng viên cao cấp bộ môn Thần Kinh và Nguyên trưởng khoa Nội Tổng hợp BV Đại học Y Hà Nội, cho biết, đột quỵ (Stroke) là thuật ngữ chung, để chỉ tình trạng suy giảm chức năng thần kinh cấp tính, xảy ra sau khi có sự ngưng đột ngột cấp máu cho một vùng não do mạch máu liên quan bị tổn thương.

Bệnh nhân khi đột quỵ được điều trị thường bị muộn làm mất cơ hội được sử dụng thuốc đặc trị ngay, nhất là dùng thuốc tiêu sợi huyết trong nhồi máu não. Vì thế bệnh nhân đột quỵ cần được đưa tới bệnh viện kịp thời cấp cứu nhanh nhất có thể.

Còn đột quỵ não, theo Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa, là hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng tổn thương não, tồn tại trên 24h hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ.

Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn thương chi phối, loại từ nguyên nhân chấn thương.

Có rất nhiều triệu chứng chung của đột quỵ đó là:

– Tê hoặc xệ một bên mặt yếu hoặc tê một tay một chân cùng bên cơ thể

– Ý thức thu hẹp hoặc lú lẫn

– Khó nói hoặc không hiểu lời nói

– Giảm thị lực ở một hay hai mắt

– Chóng mặt, mất thăng bằng

– Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân…

– Liệt nửa người và liệt mặt cùng bên

– Rối loạn ngôn ngữ (nói khó hoặc thất ngôn) nếu liệt bên tay thuận

– Rối loạn cảm giác nửa người bên liệt; rối loạn thị giác

– Co giật cục bộ hoặc toàn bộ hóa

– Có triệu chứng tiền đình trên tiểu não

Nguồn: DailyMail

Đau đầu, chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu đột quỵ não: Hãy xem để đề phòng!

Bài viết mới