9 lí do không ngờ khiến bạn luôn cảm thấy đói dù ăn uống không hề ít: Biết được nguyên nhân thì cách khắc phục cực đơn giản

Theo các nghiên cứu khoa học, bị đói thường xuyên báo hiệu trước một vài bệnh lý hoặc thói quen phản khoa học mà bạn đang vô tình mắc phải. Đó có thể là:

1. Thiếu protein

Protein là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cơ thể chúng ta. Protein giúp giảm đói, làm cho cơ thể tiêu thụ ít calo hơn, tăng kích thích tố cảm thấy no và giảm bớt cảm giác thèm ăn. Bởi vì protein có khả năng kiểm soát các hormone đói nên thiếu hụt chúng có thể dẫn đến cảm giác đói thường xuyên.

9 lí do không ngờ khiến bạn luôn cảm thấy đói dù ăn uống không hề ít: Biết được nguyên nhân thì cách khắc phục cực đơn giản - Ảnh 1.

2. Thiếu ngủ

Phần lớn chúng ta đang rơi vào tình trạng thiếu ngủ do áp lực công việc và cuộc sống. Chúng ta đánh đổi giấc ngủ với hàng tiếng đồng hồ ngồi trước màn hình máy tính để giải quyết nốt mớ công việc còn tồn đọng mà không biết ngủ đủ giấc có ý nghĩa lớn như nào. Giấc ngủ có khả năng kiểm soát cảm giác thèm ăn nhờ việc điều chỉnh ghrelin – một loại hormone kích thích sự thèm ăn. Khi thiếu ngủ, mức hormone này giảm và dẫn đến đói thường xuyên.

3. Nạp vào quá nhiều carb tinh chế

Carb là một trong 3 chất chính tạo ra năng lượng cho cơ thể, tương tự như protein, vitamin… Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người theo đuổi chế độ ăn carb tinh chế mà không có vitamin, chất xơ, và khoáng chất. Những loại thực phẩm này được cơ thể tiêu hóa rất nhanh, hậu quả là cơn đói cũng kéo đến thường xuyên hơn.

9 lí do không ngờ khiến bạn luôn cảm thấy đói dù ăn uống không hề ít: Biết được nguyên nhân thì cách khắc phục cực đơn giản - Ảnh 2.

4. Thiếu chất béo

Vì mong muốn làm đẹp, loại bỏ chất béo trong thực đơn dinh dưỡng trở thành một trào lưu trong giới trẻ. Nhưng chúng ta lại không biết rằng, chất béo có vai trò rất quan trọng đối với dạ dày vì chúng có thể giảm thời gian vận chuyển đường tiêu hóa từ đó khiến dạ dày tiêu hóa thức ăn lâu hơn. Thiếu chất béo khiến dạ dày làm việc “năng suất” hơn, từ đó khiến chúng ta thường xuyên thấy đói hơn.

5. Mất nước

2/3 cơ thể người là nước, vì thế bổ sung nước đầy đủ mới có thể giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tươi mới. Nước có nhiều công dụng đối với sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Không những thế, uống nước cũng mang lại cảm giác no, khiến bạn không thấy đói nhiều nữa.

Bật mí, bạn có thể uống một cốc nước ngay trước khi ăn, như thế bạn sẽ có cảm giác no ‘giả’ và tiêu thụ ít thực phẩm hơn. Cách này sẽ rất hiệu quả cho người muốn giảm béo.

6. Thiếu chất xơ

Cảm thấy đói thường xuyên cũng là một dấu hiệu của việc thiếu hụt chất xơ trong chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát cơn đói của bạn vì nó làm chậm quá trình tiêu hóa, giải phóng các hormone làm giảm sự thèm ăn và làm tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn, làm cho dạ dày của bạn luôn cảm thấy no.

7. Phân tâm trong khi ăn

Trong guồng quay bận rộn của thế giới hiện đại, dành thời gian chuyên tâm cho một bữa ăn có vẻ khá khó khăn. Nhiều người vừa ăn vừa làm việc, xem phim hay thậm chí trò chuyện qua màn hình mà không biết thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Phân tâm trong khi ăn khiến cơ thể không đo lường được chính xác lượng thức ăn cần tiêu thụ, calo bị đốt cháy nhiều và dạ dày không cảm thấy “viên mãn” với bữa ăn.

8. Tập thể dục quá độ

Tập thể dục thể thao đều đặn là một thói quen tốt, nhưng bất kỳ thứ gì quá cũng là không tốt. Khi cơ thể rơi vào quá trình đốt cháy calo nghiêm ngặt, một lượng mỡ cũng sẽ bị tiêu hao, cơ thể có xu hướng trao đổi chất nhanh hơn kéo theo cảm giác thèm ăn xuất hiện thường xuyên hơn. Đó có thể là lý do mà những người ưa thể dục thường chia nhỏ bữa ăn trong ngày để bổ sung vào nhiều lúc khác nhau.

9 lí do không ngờ khiến bạn luôn cảm thấy đói dù ăn uống không hề ít: Biết được nguyên nhân thì cách khắc phục cực đơn giản - Ảnh 3.

9. Nghiện rượu

Nghiện rượu hay các chất kích thích chưa bao giờ là tốt, nhưng bạn có biết nó cũng khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên hơn? Uống quá nhiều rượu khiến não bộ suy yếu, làm giảm các kích thích tố thúc đẩy sự viên mãn và khiến cơ thể lúc nào cũng rơi vào trường hợp cảm thấy “thiếu thốn”, cồn cào.

10. Uống nhiều hơn ăn

Mùa hè nóng bức đã đến và bạn có để ý là mình thường cảm thấy đói nhiều hơn những ngày đông lạnh giá không? Một phần nguyên do là bởi lượng nước/chất lỏng bạn tiêu thụ vào ngày hè nhiều hơn. Mà thức ăn lỏng thì lại được tiêu hóa nhanh hơn rất nhiều so với thức ăn đặc nên bạn thường xuyên cảm thấy đói cũng là điều dễ hiểu.

11. Căng thẳng, stress

Với lối sống hiện đại ngày nay thì việc đối diện với stress là điều quá quen thuộc. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của chúng ta, stress còn thúc đẩy sự gia tăng hormone cortisol gây ra cảm giác thèm ăn và đói. Vì vậy, nếu bạn cần phải kiểm soát cơn đói liên tục, trước hết bạn cần phải giảm sự căng thẳng trong tâm trí mình đã.

9 lí do không ngờ khiến bạn luôn cảm thấy đói dù ăn uống không hề ít: Biết được nguyên nhân thì cách khắc phục cực đơn giản - Ảnh 4.

12. Phản ứng thuốc

Một số loại thuốc cũng có thể đem lại tác dụng phụ là cảm giác thèm ăn, cồn cào. Vì thế bạn có thể xem lại thành phần và chú ý của những loại thuốc mình đang sử dụng để biết liệu đó có phải nguyên nhân gây ra cảm giác thèm ăn thường trực này.

13. Ăn uống vội vã, nhanh chóng

Tốc độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác của cơ thể. Sự vội vã khiến cơ thể không cảm thấy no, đồng thời hormone chống đói chưa kịp giải phóng làm cho bạn nhanh chóng cảm thấy cồn cào dù mới ăn xong chốc lát.

14. Bệnh lý cơ thể

Điển hình như bệnh tiểu đường. Cảm giác đói là báo hiệu những xáo trộn trong cơ thể mà bạn không nên bỏ qua. Vì thế, nếu thấy đói thường xuyên, hãy lập tức đến thăm khám với chuyên gia để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách giải quyết đúng đắn.

6 dấu hiệu không ngờ báo bạn đi khám bệnh tiêu hóa: Đừng để phải hối hận vì thành ung thư

Bài viết mới