1. 5 Nhân tố phát triển tư duy hiệu quả của Edward B. Burger
Cuốn sách hướng dẫn cho bạn những cách làm hiệu quả, những cảm hứng tích cực để vượt qua khó khăn, nắm lấy thành công.
5 nhân tố trong cuốn sách là những điều ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện. Ví dụ như học hỏi từ thất bại để tiến tới thành công. Đừng vội nản chí ở lần thứ 2 thất bại, đôi khi thành công chỉ đến khi bạn đã làm đi làm lại đến lần thứ 10. Vậy thì thay vì nghĩ rằng mình không thể thành công, hãy tập trung suy nghĩ vào nguyên nhân và thay đổi từng chút một. Mỗi lần là hoàn thành 10%, gom góp lại bạn sẽ có một thành công hoàn hảo.
Thái độ này sẽ giải phóng tư duy, giúp bạn cởi mở hơn, chủ động tiếp thu hơn và tự do sáng tạo mà không sợ thất bại.
2. Dòng chảy – Bí mật của hạnh phúc của Mihaly Csikszentmihalyi
“Điều gì làm cho cuộc sống trở nên đáng sống?”, bạn có trả lời được câu hỏi đó không?
Trái với nhiều người vẫn suy nghĩ, nhà tâm lý học Mihaly Czikszentmihalyi nói rằng, tiền không thể mang lại hạnh phúc. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất với nhiều người không phải là do thụ động nhận được, mà phải là do bạn chăm chỉ làm việc để đạt được nó. Trong một nỗ lực không biết mệt mỏi để đạt tới thành công, khi nếm trải đủ mọi cay đắng mệt mỏi, bạn mới thấu hiểu được hạnh phúc khó khăn và đáng giá nhường nào.
Siêu nhân: Giải mã khoa học về hiệu suất hoạt động của con người (The Rise of Superman: Decoding the Science of Ultimate Human Performance), tác giả Steven Kotler
Cuốn sách là một cuộc khảo sát các vận động viên về cách họ vượt qua các giới hạn của bản thân để đạt được kỷ lục. Ở đây, tác giả khuyên bạn, nếu muốn đạt được một thành tựu nào đó, hãy coi đó là trò chơi chứ đừng đặt gánh nặng công việc, nhiệm vụ. Việc tận hưởng điều bạn đang làm sẽ giúp khai mở những khả năng tiềm ẩn bên trong và chấp nhận mọi rủi ro có thể xảy đến. Vì đó mới là lúc đột phá!
3. Thước đo nào cho cuộc đời bạn?, tác giả Clayton M. Christensen
Cuốn sách không đưa ra câu trả lời dễ dàng, mà khuyến khích bạn xem xét kỹ những câu hỏi quan trọng nhất mà bạn đối mặt trong cuộc đời. Từ đó, chúng ta sẽ có cách suy nghĩ về cuộc sống và mục tiêu của đời mình. Và khi đã có mục tiêu thì đừng bao giờ bỏ cuộc nửa chừng, tác giả nhấn mạnh. Đơn cử như việc bạn phải làm một công việc có thời hạn nhất định. Nhiều người thích dốc hết sức mình để làm xong việc nhanh nhất và coi đó thành công, nhưng với giáo sư ĐH Harvard, điều đó không phải chiến lược thông minh để đi đến thành công. Để thực sự cảm thấy hạnh phúc trong công việc, bạn cần liên tục tìm kiếm những cơ hội và thách thức, ở đó bạn được học hỏi, được vấp ngã và đứng dậy, được chịu trách nhiệm nhiều hơn với bản thân và với tập thể. Khi đó, hạnh phúc mới có giá trị.
4. Chánh niệm (Mindfulness: An Eight-Week Plan for Finding Peace in a Frantic World), tác giả Mark Williams
Cuốn sách là những hướng đi tích cực để phá vỡ những bất hạnh, lo âu, căng thẳng, mệt mỏi vẫn đang bám riết lấy cuộc sống, tâm trạng của bạn mỗi ngày. Qua cuốn sách tâm lý này, Williams giúp độc giả tìm ra những cách để tồn tại với trạng thái yên bình trong một thế giới luôn chuyển động. Tìm kiếm bình yên trong những khoảnh khắc dựa trên những khám phá tâm lý học đã được thử nghiệm và kiểm chứng, chứ không phải là những cảm xúc nhất thời và lập dị, là một con đường đã được chứng minh là cách để có được hạnh phúc lâu dài. Cuốn sách thực sự phù hợp với những người thường xuyên bị dao động bởi những thay đổi của cuộc sống, tâm lý bất ổn và hay lo lắng băn khoăn.
5. Phép màu thay đổi cuộc sống từ việc dọn dẹp của tác giả Marie Kondō
Cuốn sách đề cập đến những phương pháp dọn dẹp có 1-0-2 của nữ tác giả đồng thời là nhà tư vấn người Nhật Marie Kondō. Đối với cô, cuộc sống tối giản là chính là một cuộc sống tốt đẹp. Phương pháp dọn dẹp của cô tập trung vào các đồ vật mang lại “niềm vui”, “cảm xúc tích cực” cho người sở hữu thay vì đáp ứng nhu cầu mua sắm hoặc “phòng bị cho tương lai”. Nhờ xác định được tâm lý này, bạn sẽ thoải mái hơn khi vứt bỏ những thứ không cần thiết, tối giản tối đa không gian của mình và thay đổi quan điểm sống ôm đồm mệt mỏi trước đây.
6. Nghệ thuật của việc sống bất cần của Mark Manson
Mark Manson khai mở. Ông cho rằng, bản thân nỗi khao khát có được những trải nghiệm tích cực chính là một trải nghiệm tiêu cực. Và ngược đời là việc chấp nhận một trải nghiệm tiêu cực lại chính là trải nghiệm tích cực. Chúng ta có quá nhiều suy nghĩ, quá nhiều đắn đo khi quyết định một việc gì đó. Và thường thì chúng ta chọn cách né tránh. Đối với Manson, tránh né đau khổ chính là đau khổ. Sợ hãi thất bại chính là thất bại. Giấu giếm những điều xấu hổ chính là một sự xấu hổ. Và nếu người ta không đủ can đảm để chịu đựng những điều mà người ta cho là xấu xí, tiêu cực thì sẽ không bao giờ có thể đổi mới và thành công.
7. Quy tắc X10 (The 10X Rule), tác giả Grant Cardone
Grant Cardone là triệu phú tự thân nổi tiếng của Mỹ, những cuốn sách của ông được coi là kim chỉ nam cho những start-up trẻ đang trên con đường khởi nghiệp tìm kiếm thành công. Và cuốn Quy tắc X10 cũng không phải ngoại lệ. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải sống chết với nó. Phải coi thành công là nhiệm vụ, là bổn phận, là trách nhiệm của bạn, và cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn những phương cách để đạt đến điều đó! Hầu hết mọi người mong muốn thành công và có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng họ không có đủ khối lượng hành động cần thiết để đưa cuộc sống tới những cấp độ phi thường mà họ đáng được hưởng. Nếu không muốn cả cuộc đời phải bào chữa cho những điều thất bại, không được như ý muốn thì bạn phải bắt tay vào hành động quyết liệt ngay từ bây giờ.
8. 7 thói quen của người thành đạt của Stephen Covey
Đây là 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt có giá trị với tất cả mọi người. Đó là việc bạn biết lắng nghe để thấu hiểu và để được thấu hiểu; là việc có thái độ sống tích cực, trách nhiệm với bản thân; là việc rèn luyện tư duy cùng thắng… Từ cuốn sách, tác giả Sean Covey gửi gắm đến độc giả thông điệp ý nghĩa mang đậm sức sống mãnh liệt giàu tính nhân văn: “Biết nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng, bạn trẻ, bạn sẽ dời được núi!”.