7 thực phẩm người mắc bệnh dạ dày cần bổ sung hàng ngày để xoa dịu những cơn đau

Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm giàu canxi, protein và các vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột. Theo nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Y khoa thay thế và bổ sung Hoa Kỳ (NCCAM), vi khuẩn sống có khả năng giúp khôi phục lại sự cân bằng trong đường ruột và làm giảm tác dụng của các vi khuẩn có hại, bao gồm vi khuẩn H. pylori gây loét. Vi khuẩn sống cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày mãn tính, chuột rút bụng liên quan đến hội chứng ruột kích thích và tiêu chảy. Để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi như Lactobacillus acidophilus hoặc Bifidobacterium bifidus trong các bữa ăn hàng ngày.

Cơm

Cơm là thực phẩm cung cấp glucose, nguồn năng lượng chính của cơ thể. Theo Cơ quan Thông tin Quốc gia về Bệnh đường tiêu hóa Hoa Kỳ (NDDIC), mặc dù tất cả các loại ngũ cốc nguyên chất đều cung cấp lượng dinh dưỡng và chất xơ phong phú, nhưng gạo là loại ngũ cốc duy nhất không kích thích sự sản sinh khí trong hệ tiêu hóa. Khi bạn bị đầy hơi hoặc chướng bụng, hãy thay thế các loại ngũ cốc khác bằng các thức ăn từ gạo nâu hay gạo nguyên cám. Nếu tất cả các thực phẩm giàu bạn ăn làm trầm trọng thêm một số triệu chứng như tiêu chảy hoặc co thắt có liên quan đến bệnh viêm ruột, hãy dùng cơm trắng và kết hợp với một lượng nhỏ chất xơ để cơ thể được cân bằng trở lại.

Chuối

Rất nhiều người cho rằng chuối không tốt cho người bị bệnh dạ dày. Tuy nhiên, chuối là một thực phẩm thân thiện với dạ dày. Chuối giàu hàm lượng Kali, một khoáng chất giúp bình ổn dạ dày, giảm chứng ợ chua, cân bằng lượng nước cho cơ thể. Chuối có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa bên trong dạ dày, làm giảm nguy cơ viêm, sưng tấy đường ruột. Ăn chuối chín giúp tăng cường năng lượng, khiến cho việc tiêu hóa tốt hơn và tác động tích cực cho bệnh đau dạ dày.

Đu đủ

Cũng giống như chuối, đu đủ cũng là một loại thực phẩm thân thiện với dạ dày. Đu đủ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng táo bón, khó tiêu. Ngoài ra đu đủ cũng giúp giảm đau dạ dày rất hiệu quả.

Bạn có thể dùng đu đủ ép lấy nước hoặc sắc lấy nước uống. Bài thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau chứ không dùng để chữa trị, vì vậy không nên sử dụng quá nhiều bởi nó có thể ảnh hưởng ngược lại đến dạ dày.

Bắp cải

Cải bắp có chứa rất nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ vitamin K1 và vitamin U có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ bệnh dạ dày. Những bệnh nhân loét dạ dày và loét tá tràng có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một ít mật ong vào nước trái cây để tăng cường sự phục hồi của vết loét.

Thực phẩm thô

Ăn nhiều thực phẩm thô là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa và các chứng bệnh về dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí… cung cấp nhiều chất chống ôxy hóa, giúp bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.

Chế độ ăn Bland

Người bị bệnh dạ dày nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học.

Người bị bệnh dạ dày nên áp dụng một chế độ ăn uống khoa học.

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên áp dụng chế độ ăn Bland bao gồm các loại thực phẩm không cay, mềm và ít chất xơ. Bên cạnh đó, tránh xa các món ăn chứa nhiều dầu mỡ; thực phẩm có độ axit cao, gây đầy hơi và khó tiêu hóa; caffein và các loại đồ uống chứa cồn.

Trên đây là những thực phẩm giúp giảm cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, để việc điều trị hiệu quả, bạn cần phải kết hợp với một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho mình tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và tuân theo các chỉ định của bác sĩ.

Để không bị bệnh viêm dạ dày tấn công bạn, chỉ cần nhớ công thức 7 “không”

Bài viết mới