Vì vậy, nếu họ không thích bạn, bạn sẽ muốn biết tại sao để cải thiện. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Michael Kerr, một nhà kinh doanh quốc tế nói “Nếu ông chủ của bạn không thích bạn, họ có thể giữ bí mật điều đó, vì họ hiểu nhu cầu giữ mối quan hệ chuyên nghiệp và không chơi trò yêu thích trong văn phòng”. “Vì vậy, các dấu hiệu có thể khá tinh tế – nhưng chúng thường dễ dàng phát hiện ra nếu bạn chịu khó tìm hiểu.”
Đây là 7 dấu hiệu cho thấy ông chủ không ưa bạn và dù khó nhằn kiểu nào cũng sẽ có cách đối phó.
1. Bạn đang bị kiểm soát quá mức
Sếp kiểm tra công việc của bạn trước khi đến hạn, chỉ ra những chi tiết mà sếp mong muốn bạn làm, và nhìn chung bạn sẽ thấy thiếu tự tin sẽ làm tốt công việc của mình.
Trước tiên, đảm bảo rằng sếp của bạn không đối xử với người khác theo cách này. Nếu hành vi đó chỉ xảy ra khi sếp đối xử với bạn, hãy tự hỏi mình có làm bất cứ điều gì để đảm bảo sếp không tin bạn hay không? Bạn có không làm tròn nhiệm vụ hoặc gây ra lỗi đáng kể nào không?
Nếu là lỗi do bạn, hãy chấp nhận rằng một người quản lý giỏi nên tham gia chặt chẽ hơn – bởi vì cuối cùng công việc của sếp bạn là đảm bảo công việc được thực hiện tốt và sếp đã không hoàn toàn tin tưởng vào bạn. Nếu không phải do bạn, đã đến lúc hỏi sếp làm thế nào bạn có thể làm việc với sự tự chủ hơn.
Hãy thử đề xuất các cách để gây lòng tin cho sếp, chẳng hạn như các bản báo cáo hoặc các cuộc họp hàng tuần để sếp không cảm thấy không cần phải kiểm tra nhiều nữa.
2. Bạn không bao giờ nhận được phản hồi
Một số nhà quản lý không giỏi trong việc đưa ra phản hồi tích cực, nhưng nếu ông ta khen ngợi người khác còn bạn thì không, đó là một dấu hiệu cho thấy việc đánh giá của sếp dành cho bạn.
Hãy thử yêu cầu sếp phản hồi trực tiếp: “Tôi muốn nghe về những gì anh/chị nghĩ là tôi có thể tập trung làm tốt hơn”. Sau đó, lắng nghe những gì sếp bạn nói. Phản hồi của sếp sẽ cho bạn nhiều thông tin chi tiết hơn về cách anh ta/cô ta nhìn nhận ở bạn – đó là thông tin hữu ích cho bạn, cho dù bạn có đồng ý với đánh giá của sếp hay không.
3. Bạn bị từ chối tăng lương mà không có nhiều giải thích
Việc bạn bị từ chối tăng lương có thể vì những lý do không liên quan đến bạn, như hạn chế về ngân sách chẳng hạn. Nếu người quản lý của bạn đánh giá cao bạn, họ sẽ giải thích lý do vì sao không tăng lương cho bạn thay vì phớt lờ bạn hoặc tệ hơn là tăng lương cho người khác.
Hỏi một cái gì đó đại loại như: “Tôi phải làm gì để được tăng thu nhập trong tương lai?”, người quản lý nếu muốn níu giữ bạn và tin vào giá trị của bạn sẽ sẵn sàng nói chuyện với bạn về những gì bạn đang thắc mắc. Nếu điều đó không xảy ra, đây là một điểm để bạn cân nhắc có nên tiếp tục công việc này không.
4. Bạn không thể gây được sự chú ý của sếp
Sếp thường xuyên hủy các cuộc họp của bạn, quên trả lời cuộc gọi và email của bạn, và dường như bạn không có trong danh sách ưu tiên của sếp.
Sếp có đối xử với mọi người như thế này hay không? Nếu đó là lần đầu tiên, sếp có thể bị bực bội (hoặc bị quá tải). Nhưng nếu bạn không được ưu tiên gì cả, hãy nói với sếp rằng cơ hội để nói chuyện với sếp mỗi tuần một lần là rất quan trọng với bạn, và hỏi liệu có cách nào để các cuộc họp xảy ra đáng tin cậy hơn không.
Bạn cũng có thể quyết đoán hơn về cách xử lý khi cuộc họp không xảy ra. Một ngày sau cuộc họp nhỡ, hãy quay trở lại với sếp: “Chúng ta không có cơ hội để gặp nhau vào ngày hôm qua. Anh/chị có vài phút để nói chuyện sáng nay không? “
5. Bạn bị bỏ lại trong các cuộc họp quan trọng
Người quản lý của bạn gặp gỡ các đồng nghiệp để thảo luận về tiến độ hoặc các dự án quan trọng trong khi bạn không có mặt dù bạn là một phần của team? Bạn nghe thấy những quyết định được đưa ra mà lẽ ra bạn phải được tham gia bàn bạc?
Tiếp cận trực tiếp với người quản lý để giải quyết vấn đề. Đừng nên trách móc; bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn nếu bạn thể hiện sự mong muốn cải thiện tình hình chứ không quy chụp chủ quan. Ví dụ, bạn có thể nói, “Tôi mong muốn được tham gia vào cuộc họp sáng nay vì tôi đang hợp tác chặt chẽ với team của mình. Tôi nhận thấy tôi đã không được mời trong một số cuộc họp gần đây. Tôi có thể làm gì để đảm bảo rằng tôi là một phần của những cuộc thảo luận trong tương lai?”
6. Sếp liên tục phê bình công việc của bạn
Mọi người đều thường nghe những lời phê bình, chỉ trích. Nhưng nếu quản lý của bạn thường xuyên khắc nghiệt với công việc của bạn và không có gì bạn làm có thể làm hài lòng sếp, đó là một lá nguy cơ lớn cho mối quan hệ.
Trong ngắn hạn, bạn có thể đặt kỳ vọng cao hơn vào lúc bắt đầu một dự án. Hãy thử nói chuyện với sếp về mong muốn kết quả sẽ như thế nào và sau đó gửi email cho sếp một bản tóm tắt về những gì bạn đã đồng ý với một ghi chú như “Chỉ muốn chắc chắn rằng chúng ta đang ở cùng một chiến tuyến”; “Tôi hy vọng anh/chị có thể cho tôi một số thông tin phản hồi. Tôi có cảm giác rằng anh/chị không hài lòng với công việc của tôi, hãy chỉ ra chỗ sai của tôi?”. Điều đó sẽ giúp cho dự án của bạn diễn ra một cách suôn sẻ hơn.
Nhưng về lâu dài, nếu ông chủ của bạn thực sự không thích bạn hoặc công việc của bạn, bạn tốt hơn là chuyển chỗ làm nơi mà bạn có giá trị.
7. Sếp của bạn không quan tâm việc bạn đi hay ở
Các ông chủ thông minh sẽ cố gắng níu giữ một nhân viên thực sự có giá trị – nhưng họ cũng sẽ không phản đối khi một nhân viên mà họ không quan tâm ra đi.
Nếu sếp của bạn không đánh giá cao bạn, bạn ít có khả năng nhận được sự hướng dẫn, đào tạo, cơ hội phát triển nghề nghiệp và các dự án cao cấp hoặc thú vị khác. Bạn có khả năng đứng đầu danh sách nếu công ty tiến hành sa thải. Điều đó chứng tỏ làm việc cho một ông chủ không quan tâm việc bạn đi hay ở lại thì quả là không tốt cho sự nghiệp của bạn. Đó là yếu tố bạn nên cân nhắc để lên kế hoạch thay đổi công việc tiếp theo.