“6 nguyên tắc vàng” giúp bạn yên tâm ăn lẩu mà không lo gây tổn hại đến sức khỏe

Khi thời tiết chuyển lạnh, món lẩu luôn là sự chọn lựa số một cho những buổi tụ họp gia đình hoặc liên hoan, gặp gỡ bạn bè. Tuy nhiên, món ăn tưởng chừng quen thuộc này lại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe như đau bụng, ỉa chảy, viêm túi mật. Nguyên nhân là do người ăn vẫn chưa biết cách ăn lẩu an toàn.

Sau đây xin bật mí “6 nguyên tắc vàng” giúp bạn thoải mái ăn lẩu mà không lo gây tổn hại tới sức khỏe.

Thông thường thực phẩm chính trong các món lẩu là các loại thịt . Nhưng xét từ góc độ sức khỏe chúng ta nên ăn rau trước rồi mới ăn thịt, tốt nhất nên ăn khoai tây và khoai lang trước. Lý do là trong khoai tây và khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột có thể hình thành lớp bảo vệ trong dạ dày giúp tránh những thành phần gây kích thích như cay nóng trong lẩu gây tổn hại tới dạ dày.

Mặt khác trong khoai tây và khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ các chất béo và cholesterol.

2. Không nên ăn quá mặn

Nước dùng lẩu, nước chấm nên pha nhạt. Vì thực phẩm chính trong món lẩu là thịt nếu ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao. Cho dù không bị huyết áp cao, nếu khẩu vị quá mặn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới bộ phận cảm nhận vị giác.

Có thể dùng hành, dấm, tỏi, gừng để điều chỉnh mà không làm mất đi hương vị của món ăn.

3. Ghi nhớ nguyên tắc “ăn chín uống sôi”

Khi ăn lẩu do cảm giác ngon miệng nên thường gắp ăn liên tục trong khi thực phẩm mới chỉ chín 30 – 50%. Đó là cách ăn sai lầm.

Hãy nhớ kĩ nguyên tắc ăn chín uống sôi khi ăn lẩu

Hãy nhớ kĩ nguyên tắc ăn chín uống sôi khi ăn lẩu

Hải sản và thịt là hai thực phẩm đặc biệt phải được nấu chín rồi mới ăn, như vậy mới đảm bảo diệt hết ký sinh trùng và các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong thịt và hải sản. Nếu như bị nhiễm sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và sốt cao.

4. Không nên ăn quá nóng

Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất “mỏng manh”. Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 600C.

Nếu thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới viêm thực quản. Cho nên khi gắp thực phẩm đang được nấu sôi từ trong nồi ra tuyệt đối không được ăn ngay. Tốt nhất nên để ra bát chờ cho nguội bớt rồi mới ăn.

5. Không nên cho quá nhiều thực phẩm vào nồi

Do ngại gắp thực phẩm vào nồi nhiều lần nên người ăn thường bỏ nhiều thịt và rau vào trong nồi lẩu cùng một lúc. Cách làm này sẽ khiến các thực phẩm trong nồi bị dồn ép đè vào nhau khiến thịt không được chín kỹ. Một số thực phẩm bị đè nát chìm xuống đáy nồi hình thành lớp sền sệt gây ảnh hưởng tới hương vị nồi lẩu.

Cho nhiều thực phẩm vào nồi sẽ khiến các thực phẩm trong nồi bị dồn ép đè vào nhau khiến thịt không được chín kỹ

Cho nhiều thực phẩm vào nồi sẽ khiến các thực phẩm trong nồi bị dồn ép đè vào nhau khiến thịt không được chín kỹ

Do đó khi ăn lẩu nên cố gắng cho ít thực phẩm vào một không nên cho quá nhiều loại vào cùng một lúc, bảo đảm đủ không gian trong nồi.

6. Không nên kéo dài thời gian ăn

Do đặc điểm bản thân của món lẩu nên có người ăn lẩu rất lâu, thời gian ăn có khi kéo dài đến vài tiếng. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn.

Thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, ỉa chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.

*Theo People

Liên tục ăn trưa bằng những thực phẩm này, đừng hỏi vì sao sức khỏe ngày càng yếu đi

Bài viết mới