Báo cáo mới nhất của công ty kiểm toán quốc tế Deloitte đã chỉ rõ những khác biệt này của giới trẻ Trung Quốc, thông qua việc khảo sát 1000 người có độ tuổi từ 20 đến 30 về thói quen tiêu dùng xa xỉ phẩm.
1. Millennials Trung Quốc khám phá các xu hướng thông qua các website chứ không phải từ mạng xã hội
Đáng ngạc nhiên là thế hệ Millennials Trung Quốc không tìm kiếm các xu hướng mới nhất thông qua mạng xã hội như hầu hết mọi nước khác, mà họ lại cập nhật thông tin qua các website (46,8% khách hàng). Đối với thị trường Trung Quốc, nguồn thông tin từ các tạp chí thời trang và website chính hãng là điều tối quan trọng. Rõ ràng là mặc dù Millennials Trung Quốc sống trong thế giới của mạng xã hội nhưng chỗ đứng của các ấn phẩm in và thương hiệu lâu đời vẫn rất không hề bị suy giảm.
2. Millennials Trung Quốc đưa ra những quyết định mua hàng thận trọng
Nhiều người cho rằng cùng với sự bùng nổ của các ứng dụng mua sắm trên điện thoại, những người trẻ tuổi Trung Quốc cũng sẽ bị cuốn theo trào lưu “vung tay quá trán” khi mua hàng. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại. Cách tiếp cận của thế hệ trẻ Trung Quốc lại “thận trọng” hơn rất nhiều so với suy nghĩ chung. Theo điều tra, có tới 2/3 người thuộc thế hệ Millennials chọn mua những vật dụng cần thiết tại cửa hàng, thay vì mua sắm trực tuyến rồi gửi về tận nhà như người phương Tây.
Câu hỏi đặt ra là liệu có chỗ đứng cho những thương hiệu xa xỉ trên thị trường mua sắm trực tuyến hay không? Khi mà đa phần những người được hỏi đều cho biết họ muốn được thăm quan trực tiếp cửa hàng để trực tiếp ngắm nhìn và cảm nhận sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hay không.
3. Millennials Trung Quốc không muốn chi tiêu nhiều cho những sản phẩm, dịch vụ có tính cá nhân hóa như phương Tây
Cá nhân hóa hay những trải nghiệm riêng về sự sang trọng đã trở thành một xu hướng phổ biến để tiếp cận thị trường của những nhãn hàng xa xỉ phẩm trên thế giới. Nhưng điều này hoàn toàn chưa phù hợp với thị trường Trung Quốc bởi giới trẻ ở đây chưa có nhu cầu và cũng không muốn trả thêm chi phí để sở hữu một món đồ hay một dịch vụ nào đó chỉ để mang đậm dấu ấn cá nhân.
4. Chất lượng và tính độc đáo, hai nhân tố giữ chân thế hệ Millennials Trung Quốc
Chất lượng là yếu tố hàng đầu giúp các thương hiệu sang trọng giữ chân những người trẻ tuổi Trung Quốc. Khoảng 36% người trẻ mua sắm dựa vào thương hiệu. Nhân tố xếp vị trí thứ hai là sự độc đáo trong phong cách thiết kế của những nhãn hiệu nổi tiếng (33,1%). So với phương Tây, thì thế hệ Millennials Trung Quốc có vẻ chuộng những giá trị vô hình của sản phẩm hơn.
5. Người Trung Quốc trung thành với các nhãn hàng hơn là người phương Tây
Đây quả thực là một tin mừng đối với các thương hiệu nổi tiếng. Theo báo cáo của công ty kiểm toán Delloitee, ở những thị trường đã bão hòa thì khách hàng thường không trung thành với các nhãn hiệu như khách hàng Trung Quốc. Có tới ¼ cho tới 1/3 Millennials phương Tây cho biết họ sẵn lòng mua sản phẩm từ những thương hiệu ít nổi tiếng hơn.
Ở chiều hướng ngược lại, có tới hơn một nửa Millennials Trung Quốc khẳng định vẫn sẽ trung thành với những thương hiệu họ yêu thích. Thậm chí, Millennials Trung Quốc còn soán ngôi Mỹ về quốc gia số lượng người mua hàng trung thành với các thương hiệu nhất thế giới.