5 nền kinh tế tăng trưởng yếu nhất ở châu Á

Dữ liệu cho thấy nền kinh tếTrung Quốc đã gặp phải chút trục trặc trong tháng 10. Sở dĩ GDP của nền kinh tế lớn thứ hai này là quan trọng đối với thế giới là vì giờ đây, tầm ảnh hưởng của nó đã vươn ra khắp mọi ngõ ngách, từ các mỏ khoáng sản ở châu Phi cho tới bất động sản ở châu Mỹ. Theo ngân hàng đầu tư Pháp Natixis, lạm phát tháng 10 của quốc gia này là 1,9%, cao nhất kể từ đầu năm đến nay và đồng Nhân dân tệ hiện đối mặt với áp lực mất giá. Tuy nhiên, những con số này có lẽ chỉ là dấu hiệu của một sự tạm ngưng trong hành trình tăng trưởng kinh tế “vĩ đại” 6% – 7% của Trung Quốc mỗi năm.

Trung Quốc là hình ảnh phản ánh cho phần lớn khu vực Đông Á trong việc tăng trưởng dựa trên những nền tảng thấp, đầu tư nước ngoài và lượng người tiêu dùng đầy háo hức. Tuy vậy, nếu tăng trưởng nhanh, vững chắc là điều bạn muốn hướng tới thì hãy suy nghĩ kỹ hơn về 5 nơi này ở châu Á. Trừ khu vực Trung Đông ra, đây là những nền kinh tế yếu nhất châu Á hồi năm ngoái, theo thứ tự từ thấp đến cao.

Macau (Trung Quốc) (-4%)

Nền kinh tế có sự thể hiện tệ nhất châu Á trong năm 2016 có ngành kinh doanh chính là… sòng bạc. Theo số liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng của nơi này đã giảm 4% hồi năm ngoái. Mặc dù nền kinh tế của Macau bắt đầu tăng trưởng trở lại trong năm nay, nhưng chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình vẫn còn đó và làm giảm đáng kể lượng khách hàng của các casino ở Macau. Theo trang web Casino.org, cờ bạc chiếm tới 60% nền kinh tế của vùng lãnh thổ này.

Brunei (-2,5%)

Quốc gia nhỏ bé nhưng giàu có ở vùng Đông Nam Á này đã gia nhập đội ngũ các nền kinh tế tệ nhất châu Á cùng với Macau trong năm ngoái. Tăng trưởng suy giảm 2.5% do giá dầu thế giới vẫn tiếp tục ở mức thấp. Ngành công nghiệp khai khoáng và khai thác đá chiếm đến 45% nền kinh tế này. Kết quả là chính phủ bị mất nguồn thu, phải hạn chế tiêu dùng cũng như đầu tư công.

“Họ không thể chỉ bơm dầu lên để bù cho giá dầu giảm, và dù họ có thể làm thế thì nhu cầu cũng sẽ không hỗ trợ điều đó”, Song Seng Wun, chuyên gia kinh tế của CIMB ở Singapore, phân tích. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này thì các chỉ số kinh tế của năm 2017 đang cải thiện.

Triều Tiên (+1%)

Dữ liệu kinh tế từ quốc gia “bí ẩn” này phụ thuộc vào người mà bạn hỏi. Mặc dù IMF cho rằng tăng trưởng GDP của Triều Tiên chỉ đạt 1% trong năm ngoái, nhưng các bản tin dẫn nguồn từ ngân hàng trung ương nước này lại nói rằng họ đã đạt 3,9% sau khi có sự suy giảm hồi năm 2015. Cho dù tỷ lệ thật sự là như thế nào đi nữa, thì con số đó là chủ yếu dựa trên những nguồn xuất khẩu chính của họ như than đá, chì và hải sản, Diễn đàn kinh tế thế giới cho biết. Ngay cả nếu con số là 3,9% thì các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ đưa ra vì chương trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ khiến cho phần nhiều trong số hàng hóa đó không thể đến được các thị trường nước ngoài.

Nhật Bản (+1%)

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới hầu như không tăng trưởng vì người dân ở đây không tiêu tiền. Đó là vì tăng trưởng tiền lương của quốc gia này khá thấp. Sự lưỡng lự chi tiêu của người dân Nhật Bản, bất chấp kế hoạch 5 năm của Thủ tướng Abe nhằm làm sống lại nền kinh tế từng giữ vị trí số hai thế giới này, đã khiến tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1% trong năm ngoái. Các quan chức Nhật Bản cho biết mọi thứ đã trở nên tốt hơn trong nửa đầu năm 2017 khi sản lượng công nghiệp và đầu tư của doanh nghiệp đã mạnh hơn. Tuy nhiên, theo bản tin của Kyodo, sức tiêu dùng đó vẫn “còn xa mới đạt tới mức mạnh mẽ”.

Đài Loan (Trung Quốc) (+1,4%)

Là nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, đặc biệt là ở lĩnh vực công nghệ cao và máy móc, Đài Loan phụ thuộc vào sức khỏe của kinh tế thế giới để tăng trưởng. Nếu các nhà nhập khẩu chính, từ Trung Quốc cho đến Mỹ, làm ăn phát đạt thì các nhà xuất khẩu của Đài Loan mới phát triển theo được. “Tăng trưởng toàn cầu mạnh lên sẽ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của Đài Loan lên 3,6% trong năm nay và sẽ có thêm 0,1 điểm phần trăm nữa trong năm 2018”, IMF dự báo.

Trong năm 2016, nền kinh tế này đã bị tụt lại vì nhu cầu ở châu Âu và trên khắp châu Á không còn được như trước. Phân tích cho thấy, bất kỳ sự cải thiện nào trong sự tăng trưởng kinh tế của Đài Loan năm nay có lẽ cũng sẽ là từ sự gia tăng trong số lượng đơn hàng dành cho chất bán dẫn, vì đây là thành phần quan trọng trong hai mặt hàng lớn là máy tính và điện thoại thông minh.

Vì sao tiếng Việt tạo nên “cơn sốt” ở Đài Loan, Trung Quốc?

Bài viết mới