5 bước giúp bạn học mọi thứ hiệu quả, dù ở bất cứ độ tuổi và hoàn cảnh nào

Tỷ phú Warren Buffett nói rằng ông vẫn dành 80% thời gian mỗi ngày để đọc sách và học. Trong một lần phỏng vấn với Time vào năm 2017, tỷ phú Bill Gates cũng chia sẻ rằng: “Chỉ đến khi bạn ngừng học, bạn mới thực sự già đi!”.

Tuy nhiên, một số người dường như không có khả năng tiếp thu và học tốt hơn những người khác.

Candace Thille, giáo sư trường đại học Stanford là một chuyên gia về học tập. Trước đây, cô từng giảng dạy tại Chương trình liên ngành về khoa học thần kinh, hướng dẫn Sáng kiến học tập tự do và đồng hướng dẫn trong phòng thí nghiệm hạt Lytic tại Stanford. Hiện tại, Thille đã dừng việc giảng dạy để làm Giám đốc Học tập Khoa học và Kỹ thuật tại Amazon.

Cô tin rằng nhiều sinh viên có thể sẽ là những sinh viên giỏi nhưng lại có thói quen học tập không hiệu quả bởi có rất nhiều hiểu lầm về phương pháp học.

Chiến lược 5 bước dưới đây có thể biến bất cứ ai ở bất kỳ giai đoạn thành một người học tuyệt vời và loại bỏ thói quen sử dụng thời gian lãng phí:

1. Tống khứ những chiếc bút đánh dấu đi!

Chỉ đánh dấu những từ bạn muốn học sẽ không thể cam kết rằng những từ đó sẽ in sâu trong bộ nhớ của bạn và làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn. Nói cách khác, việc này chỉ khiến bạn lãng phí thời gian.

Thay vì vào đó, Thille gợi ý bạn nên tìm kiếm những thông tin quan trọng và diễn giải nó bằng ngôn từ có ý nghĩa với mình. Nếu bạn nghĩ rằng điểm đó là quan trọng, hãy cố gắng hiểu và trình bày lại theo cách của riêng bạn.

2. Nắm giữ các khó khăn

Thille nhận thấy rằng nhiều sinh viên thường có xu hướng dành thời gian học những cái mà họ đã hiểu và không khuyến khích phát triển bản thân bằng việc trải qua các khó khăn. Điều này sẽ ngăn cản sinh viên không phát huy hết tiềm năng của mình.

Thường thì mọi người sẽ nghĩ rằng “Nếu mình lướt qua một điều gì đó thật nhanh, nghĩa là mình đã học được nó. Còn những điều khó khăn kia, những cái mà mình phải đối mặt và đấu tranh, thì mình sẽ không học”.

Chiến lược 5 bước này sẽ giúp bạn học mọi thứ hiệu quả, dù ở bất cứ độ tuổi và hoàn cảnh nào - Ảnh 1.

Tâm lý này sẽ khiến sinh viên ưu tiên thời gian của mình một cách không đúng đắn. Dành nhiều thời gian hơn với những vấn đề khó khăn sẽ giúp sinh viên tận dụng tối đa nỗ lực học tập của mình.

Đối mặt và giải quyết những vấn đề khó khăn, hóc búa thực sự là một chiến lược nghiên cứu tốt hơn nhiều so với việc chỉ tập trung vào những điều mà bạn đã hiểu.

3. Đừng nhồi nhét

Nếu bạn muốn học những điều mới và thực sự muốn vận dụng trong cuộc sống hàng ngày thì việc nhồi nhét kiến thức là một cách tiếp cận hoàn toàn sai lầm. Thille nói: “Tôi nghĩ sinh viên biết điều này, tuy nhiên họ vẫn làm”.

Việc nhồi nhét có thể hữu ích cho những sinh viên muốn tái hiện lại những thông tin đã học trong thời gian ngắn, nhưng nó không hữu ích cho những ai muốn dành thời gian học tập của mình một cách hiệu quả. Thille thừa nhận rằng nếu mục tiêu của bạn là vượt qua bài kiểm tra, thì việc nhồi kiến thức là một giải pháp khả quan. Bạn có thể nhồi nhét rất nhiều vào bộ não và trình bày lại trong bài kiểm tra ngày hôm sau.

Tuy nhiên, nếu bạn đang cố gắng học một điều gì đó và muốn đưa vào sử dụng sau này thì khoảng thời gian để học và thực hành tốt hơn hết là đầu tư dài hạn.

4. Tìm kiếm phản hồi quan trọng

Thường thì mọi người thường tìm kiếm những sự đảm bảo thay vì chủ động tìm kiếm những phản hồi quan trọng, đặc biệt là những phản hồi trái ngược với quan điểm của bản thân.

Chiến lược 5 bước này sẽ giúp bạn học mọi thứ hiệu quả, dù ở bất cứ độ tuổi và hoàn cảnh nào - Ảnh 2.

Mọi người sẽ nhận được nhiều điều ý nghĩa từ những người cung cấp phản hồi quan trọng. Các nhà phê bình nghiêm khắc và bạn cùng lớp khó tính có thể sẽ giúp bạn tìm ra nơi nào bạn cần hoàn thiện. Lắng nghe phản hồi tích cực không phải lúc nào cũng tốt, mọi người chỉ có thể biết thế mạnh của mình là gì mà không thể thấy điểm yếu của mình ở đâu.

5. Kiên trì

“Một điều nữa mà tôi rất muốn học sinh hiểu được đó là mọi người đều có thể cải thiện trí thông minh. Trên thực tế, không phải chỉ có những thần đồng mới là những người giỏi, ví dụ văn hoặc toán. Hơn nữa, bạn cũng đừng cho rằng bộ não của bạn bẩm sinh đã không thể làm được những chuyện mà bạn cảm thấy khó khăn”, cô nói.

Ngay cả khi mọi người có những điểm yếu về một môn học, nó không có nghĩa là bạn không thể trở thành một chuyên gia về ngành đó.

Thille nói: “Nếu bạn chưa luyện tập nhiều các dạng toán, nó có thể khó hơn cho bạn, nhưng chắc chắn bạn có khả năng chứ không phải bạn không làm được. Nó là một cuộc đấu tranh và bạn cần phải luyện tập và kiên trì, cuối cùng bạn sẽ có được nó thôi!”.

Muốn có tư duy sáng tạo, hãy dành 10 phút mỗi ngày để luyện tập trí não với bài tập thú vị này

Bài viết mới