3 chuyện tình hoàng gia khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ: Truân chuyên nhưng cũng đẹp như cổ tích

Quốc vương Bhumibol: Chuyện tình viên mãn cùng Hoàng hậu Sirikit

Nếu từng đến Thái Lan du lịch, hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao vị Quốc vương Bhumibol Adulyadej luôn được nhân dân để ảnh thờ cỡ lớn tại những nơi công cộng như: tàu điện ngầm, sân bay, quảng trường,… Tất cả là bởi vì người dân nước này coi ông như một vị Phật sống, người khiến đất nước Thái Lan trở nên thịnh vượng và phát triển như ngày hôm nay. Thậm chí, ngày sinh của ông còn được dùng làm Quốc lễ.

Tuy nhiên, người ta thường không nhắc đến Quốc vương Bhumibol một mình. Tất cả con dân Thái Lan hiểu rằng, Quốc vương Bhumibol không thể trở nên vĩ đại như vậy nếu không có sự hậu thuẫn vững chắc từ phía người vợ của mình – Hoàng hậu Sirikit. Đây được coi là chuyện tình đẹp nhất, viên mãn nhất trong lịch sử Thái Lan.

Đám cưới mang đậm chất hoàng cung của hai vợ chồng Quốc vương Bhumibol.

Đám cưới mang đậm chất hoàng cung của hai vợ chồng Quốc vương Bhumibol.

Thời thanh niên, chàng trai chăm chỉ Bhumibol quyết tâm theo học Luật, Khoa học chính trị ở Thuỵ Sĩ. Và đối với một “du học sinh” giàu có như Quốc vương Bhumibol, du lịch đến những nước Châu Âu khác là chuyện rất đỗi bình thường. Trong số hàng chục quốc gia thơ mộng, ông chọn Kinh đô ánh sáng Paris làm điểm đến, chủ yếu là để tận hưởng kỳ nghỉ. Tại đây, ông quen một người con gái tên là Sirikit.

Ít ai biết rằng, vị vua đáng kính của người dân Thái Lan, ngài Bhumibol Adulyadej đã từng bị người vợ tương lai của mình thờ ơ. Hoàng hậu Sirikit Kitiyakara chia sẻ: “Tôi ghét ông ấy từ lần gặp đầu tiên. Ông ấy hẹn tôi lúc 16h nhưng mãi 19h mới đến, làm tôi phải đứng chờ và luyện tập hành lễ”.

Hoàng hậu Sirikit Kitiyakara chia sẻ: Tôi ghét ông ấy từ lần gặp đầu tiên. Ông ấy hẹn tôi lúc 16h nhưng mãi 19h mới đến, làm tôi phải đứng chờ và luyện tập hành lễ.

Hoàng hậu Sirikit Kitiyakara chia sẻ: “Tôi ghét ông ấy từ lần gặp đầu tiên. Ông ấy hẹn tôi lúc 16h nhưng mãi 19h mới đến, làm tôi phải đứng chờ và luyện tập hành lễ”.

Tuy nhiên, bằng nhiều tài lẻ, lại có thiên hướng nghệ thuật và sự am hiểu tinh tường nhân tình thế thái, chàng hoàng tử trẻ tuổi cuối cùng cũng chinh phục được trái tim cô nàng yêu kiều Sirikit. Khi Bhumibol gặp tai nạn tại Thụy Sĩ, người đến thăm ông nhiều nhất cũng là Hoàng hậu Sirikit.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC vào năm 1978, Hoàng hậu Sirikit đã tiết lộ “Tôi biết Nhà vua có tình cảm với mình khi ông ấy đang nằm viện ở Lausanne, Thụy Sĩ”. Ngay khi tỉnh lại sau cơn hôn mê, Quốc vương Thái Lan đã lấy tấm hình của Sirikit từ trong ví tiền của mình ra, nắm chặt và để nó ở ngay tim. “Tôi còn không biết ông ấy đã có bức hình của mình từ khi nào. Ngay sau đó, nhà vua đã bày tỏ tình cảm của mình với tôi. Khoảnh khắc đó, tôi chỉ có duy nhất một ý nghĩ, rằng tôi muốn sống bên cạnh người mình yêu thương. Những chuyện như trở thành hoàng hậu hay phải làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ của một hoàng hậu, tôi không hề nghĩ đến điều đó”.

Thật không khó để bạn bắt gặp những bức hình quốc vương Bhumibol cùng vợ ngồi trên chiếc xe jeep tự lái, lui về những vùng nông thôn khó khăn, xuống cả ruộng đồng để trò chuyện và hỏi thăm người dân.

Thật không khó để bạn bắt gặp những bức hình quốc vương Bhumibol cùng vợ ngồi trên chiếc xe jeep tự lái, lui về những vùng nông thôn khó khăn, xuống cả ruộng đồng để trò chuyện và hỏi thăm người dân.

Vào sinh nhật lần thứ 17 của Sirikit, Quốc vương Thái Lan đã quyết định ngỏ lời cầu hôn với cô gái mình yêu, trước mặt ba mẹ của Sirikit tại London. Một năm sau đó, cả hai trở về Thái và tổ chức lễ kết hôn hoàng gia vào ngày 17/9/1949. Một tuần lễ sau, Quốc vương Bhumibol Adulyadej chính thức làm lễ đăng cơ. Sau khi kết hôn, Quốc vương đã hứa rằng, cả đời này ông sẽ chỉ có mình bà là Hoàng hậu và sẽ không lập hậu cung hay cưới thêm vợ.

Quốc vương Bhumibol và Hoàng hậu Sirikit đều rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo và nâng cao tri thức cho người dân Thái Lan. Trung bình mỗi năm, Quốc vương và Hoàng hậu Thái Lan chỉ ở cung điện 7 tháng, thời gian còn lại là đi thực tế.

Đến các bảo tàng Thái Lan bây giờ, thật không khó để bạn bắt gặp những bức hình quốc vương Bhumibol cùng vợ ngồi trên chiếc xe jeep tự lái, lui về những vùng nông thôn khó khăn, xuống cả ruộng đồng để trò chuyện và hỏi thăm người dân. Hình ảnh đó gần như trở thành một biểu tượng khó quên đối với tất cả con dân Thái Lan vào nửa cuối thế kỷ 20.

Cùng với sự thông suốt của Bhumibol trong các chính sách chính trị, rất nhiều người dân Thái cũng coi Hoàng hậu Sikirit như một Mẫu nương Thiên hạ đích thực bằng tất cả tấm lòng thành kính.

Cùng với sự thông suốt của Bhumibol trong các chính sách chính trị, rất nhiều người dân Thái cũng coi Hoàng hậu Sikirit như một Mẫu nương Thiên hạ đích thực bằng tất cả tấm lòng thành kính.

Không chỉ kính yêu Quốc vương Bhumibol, người dân Thái còn yêu mến Hoàng hậu Sikirit bằng tất cả tấm lòng thành kính của mình. Nhiều chương trình, dự án giải quyết việc làm, phát triển nông nghiệp, bảo tồn nghề truyền thống dành cho người nghèo do Hoàng hậu khởi xướng và bảo trợ đã và đang được triển khai tích cực và có hiệu quả.

Ngoài ra, bà cũng hoạt động tích cực trong việc quảng bá văn hoá và lịch sử Thái Lan. Bộ phim “Truyền thuyết về Hoàng hậu Suriyothai” ra đời với sự bảo trợ của Hoàng hậu Sirikit được biết đến như là một trong những bộ phim lịch sử hoành tráng nhất Thái Lan. Bộ phim đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ nói riêng và cũng đã làm cho người Thái nói chung hiểu rõ hơn về lịch sử của đất nước mình.

Nữ hoàng Anh và Hoàng tử Hy Lạp: Chuyện tình đẹp bắt nguồn từ hai số phận hoàng gia trái ngang

Chuyện tình thị vệ có 1-0-2 này chắc hẳn phải bắt nguồn từ hai số phận cùng xuất thân từ hoàng gia nhưng hoàn cảnh khác nhau hoàn toàn. Nữ hoàng Elizabeth II là con cả của Hoàng đế George VI. Năm Elizabeth 25 tuổi, bà chính thức trở thành Nữ hoàng của 16 quốc gia độc lập thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.

Còn Hoàng tử Philip – chồng bà – lại mang một số phận éo le trong hoàng gia Hy Lạp. Bác của Philip bị ép thoái vị, cả gia đình bị trục xuất ra khỏi Hy Lạp, mẹ sống trong bệnh viện tâm thần, cha chuyển ra ở riêng với người tình. Ông không có cả địa vị tài chính lẫn quyền lực chính trị.

Tuy nhiên, khoảng cách về chính trị hay thân thế không thể trở thành rào cản họ – một Nữ hoàng uy lực và một Hoàng tử hết thời – dệt nên một câu chuyện cổ tích đẫm mùi ngôn tình.

Khoảnh khắc sánh đôi hạnh phúc rạng ngời thuở còn đôi mươi của hai người.

Khoảnh khắc sánh đôi hạnh phúc rạng ngời thuở còn đôi mươi của hai người.

Định mệnh của họ bắt đầu vào ngày 22/7/1939, khi cô bé xinh đẹp chưa kịp lớn Elizabeth có chuyến thăm Đại học Hải quân Hoàng gia ở Dartmouth. Chàng thiếu sinh quân Philip, năm đó 18 tuổi, cao trên 1m8, với đôi mắt xanh, khuôn mặt như chạm khắc, được bố trí tiếp đón người thừa kế xinh đẹp của vua George VI, năm đó mới 13 tuổi.

Cảm nắng nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, hai người trẻ tuổi đến từ hai hoàng tộc khác nhau đã chọn cách yêu thương nhau qua những lá thư chan chứa tình cảm và sự nhớ mong. Mặc dù chỉ mới được mười mấy xuân xanh nhưng công chúa Elizabeth lúc bấy giờ đã thể hiện tình cảm của mình dành cho “người thương” bằng những cử chỉ rất táo bạo.

Ngày 20/11/1947, đám cưới của đôi uyên ương này đã diễn ra tốt đẹp và hoành tráng, như một ánh hào quang xua tan những đớn đau, mất mát của Thế chiến thứ 2.

Ngày 20/11/1947, đám cưới của đôi uyên ương này đã diễn ra tốt đẹp và hoành tráng, như một ánh hào quang xua tan những đớn đau, mất mát của Thế chiến thứ 2.

Trong cuốn hồi ký Queen’s Childhood của bà Marion Crawford – người dạy học của Nữ hoàng Anh kể lại: “Lilibet (biệt danh của Elizabeth hồi nhỏ) không thể rời mắt khỏi cậu ấy, mặc dù cậu ta không dành cho cô bé một cử chỉ nào đặc biệt. Lilibet đánh mất sự tự tôn của mình bằng việc viết thư cho một người đàn ông đang chiến đấu cho đất nước chúng tôi”. Công chúa Margaret cũng nói về chị mình: “Chị ấy không bao giờ nhìn bất cứ ai khác”.

Trong một lá thư cảm động gửi cho người phụ nữ của mình, Philip đã tự hỏi liệu ông có xứng đáng với “tất cả những điều tốt đẹp đó”, và ông “đã hoàn toàn rơi vào tình yêu và không rụt rè”. Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra. Philip tham gia vào cuộc chiến nhưng ông và nàng công chúa xinh đẹp vẫn gửi thư cho nhau hàng tuần. Kết thúc chiến tranh thế giới, Philip quay trở lại London. Cuối mùa Hè năm 1946, chàng trai 25 tuổi cầu hôn Elizabeth. Không đợi sự đồng ý từ phía bố mẹ, nàng Công chúa hạnh phúc nhận lời làm vợ Hoàng tử Phillip.

Sau khi họ vượt qua cột mốc đám cưới kim cương, hai người có tổng cộng 4 con, 8 cháu và 5 chắt.

Sau khi họ vượt qua cột mốc đám cưới kim cương, hai người có tổng cộng 4 con, 8 cháu và 5 chắt.

Vào một buổi sáng sau đám cưới hai ngày, Philip đã bỏ thuốc lá thành công và không gặp khó khăn nào. Theo John Dean, người hầu cận của Philip thì hoàng tử cai thuốc vì biết Elizabeth từng đau khổ rất nhiều do vua cha nghiện thuốc. Sau khi họ vượt qua cột mốc đám cưới kim cương, hai người có tổng cộng 4 con, 8 cháu và 5 chắt.

Công chúa Sayako và chàng trai nghèo mồ côi cha: Tình yêu vượt qua rào cản gia đình

Ngày nay, phụ nữ Nhật Bản càng ngày càng được thế giới biết đến với một tư duy phóng khoáng và lối sống tự do. Họ không còn đi đứng rụt rè, nói năng quá đỗi nhỏ nhẹ. Chuyện hôn nhân cũng không để bố mẹ hoàn toàn quyết định như ở những thế kỷ trước nữa. Và một trong những người phụ nữ đi tiên phong cho lối sống hiện đại này tại Nhật Bản chính là công chúa Sayako – con gái duy nhất của Nhật hoàng Akihito và hoàng hậu Michiko.

Sayako là nàng công chúa mang tư tưởng tiến bộ, có quan điểm hôn nhân không phụ thuộc vào gia đình. Cô mong muốn tình yêu và hôn nhân phải đến tự nhiên. Và số phận đã se duyên Sayako với người bạn của anh trai. Họ gặp nhau từ thủa nhỏ, nhưng sau này khi lớn lên, hai người mới cảm mến nhau sau một buổi đấu tennis do anh trai của Sayako tổ chức.

Đám cưới của công chúa Kuroda là bằng chứng sống cho lối sống hiện đại của người phụ nữ hiện đại.

Đám cưới của công chúa Kuroda là bằng chứng sống cho lối sống hiện đại của người phụ nữ hiện đại.

Hai người thường bí mật hẹn hò, giữ liên lạc qua điện thoại và email. Cách trao đổi tình cảm mới mẻ trong những năm cuối của thế kỷ trước của cặp đôi này đã được hãng Kyodo News của Nhật Bản gọi là: Tình yêu của thời đại mới.

Chuyện anh Yoshiki Kuroda 40 tuổi, một công chức bình thường, trở thành chồng công chúa Sayako khiến người dân Nhật vui mừng và cũng vô cùng bất ngờ. Trước đây, nhiều người đàn ông xuất thân từ các gia đình danh giá “hỏi” Sayako làm vợ nhưng không ai thành công. Trong khi đó anh Kuroda lại là con trai trưởng một gia đình viên chức bình thường. Người cha đã mất, hiện anh đang sống cùng mẹ trong một căn hộ cũ xây cách đây 33 năm, hằng ngày đi làm bằng tàu điện… Tất cả đều rất đỗi bình thường như bao thường dân khác.

Quan điểm kết hôn của công chúa tiêu biểu cho những người phụ nữ làm việc ngày nay ở Nhật Bản.

Quan điểm kết hôn của công chúa tiêu biểu cho những người phụ nữ làm việc ngày nay ở Nhật Bản.

Một phóng viên hoàng gia cho biết, khi còn là nhân viên ngân hàng, anh Kuroda cũng đã có lần được đưa tin với tư cách là ứng cử viên phu quân của công chúa, nhưng đã bị lu mờ ngay vì anh không có điểm gì nổi bật. Hơn nữa, lúc bấy giờ những ứng viên từ các gia đình danh giá khác như anh Bojo, xuất thân gia đình cựu bá tước, với một tiểu sử xán lạn: tốt nghiệp khoa kiến trúc Trường đại học Tokyo danh tiếng của Nhật Bản, đã từng du học ở Pháp; anh Sonoike, gia đình cựu tử tước; anh Konoe, con trai trưởng của ông phó tổng giám đốc Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản… lại đang ngỏ ý cầu thân với Hoàng gia Nhật Bản.

Tuy nhiên, cô công chúa Sayako luôn yêu thương sự lãng mạn đến vô ngần. Cô không quan tâm đến “độ tuổi kết hôn” hay “gia thế”. Cô sống theo cách riêng của mình, coi trọng công việc, sở thích, và để việc hôn nhân đến một cách tự nhiên. Công chúa nói chỉ khi nào tìm được người cảm thấy thật sự sẽ mang hạnh phúc đến cho mình cô mới lấy chồng.

5 điều bí ẩn về Hoàng gia Nhật Bản: Chỉ có tên mà không có họ, nhiều nữ hoàng nhất thế giới

Bài viết mới