10 vụ gọi vốn bằng tiền ảo lớn nhất năm 2017

Dưới đây là 10 startup huy động được số vốn bằng phát hành tiền ảo (ICO) lớn nhất trong năm 2017 do trang Business Insider tổng hợp.

Tương tự như IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu), mục tiêu của ICO là huy động vốn từ công chúng nhưng thay vì bán cổ phiếu như IPO, các đối tượng phát hành ICO tự phát triển và đưa ra một loại tiền ảo (thường được gọi là mã token). Nhà đầu tư có thể dùng bitcoin và các loại tiền ảo khác nhưng phần lớn là ethereum để mua token.

Theo dữ liệu từ Cointelegraph, các startup liên quan tới tiền ảo đã huy động được tổng cộng 4 tỷ USD qua ICO trong năm 2017, tăng gần 40 lần so với 96,3 triệu USD năm 2016.

1. Filecoin (Mỹ)- công ty lưu trữ dữ liệu trên nền tảng chuỗi khối (blockchain) - 257 triệu USD - Ảnh: Nhà sáng lập Filecoin Juan Benet/YouTube.
1. Filecoin (Mỹ)- công ty lưu trữ dữ liệu trên nền tảng chuỗi khối (blockchain) – 257 triệu USD – Ảnh: Nhà sáng lập Filecoin Juan Benet/YouTube.

2. Tezos (Mỹ)- công ty cung cấp công nghệ blockchain mới đáng tin cậy hơn cho Bitcoin hoặc Ethereum - 232 triệu USD - Ảnh: Đồng sáng lập kiêm giám đốc tài chính Arthur Breitman của Tezos và vợ Kathleen Breitman/Reuters.
2. Tezos (Mỹ)- công ty cung cấp công nghệ blockchain mới đáng tin cậy hơn cho Bitcoin hoặc Ethereum – 232 triệu USD – Ảnh: Đồng sáng lập kiêm giám đốc tài chính Arthur Breitman của Tezos và vợ Kathleen Breitman/Reuters.

3. The Bancor Protocol (Israel) - Công nghệ thanh khoản phi tập trung cho đồng Ethereum - 153 triệu USD - Ảnh: Đồng sáng lập Bancor Protocol/Getty Images.
3. The Bancor Protocol (Israel) – Công nghệ thanh khoản phi tập trung cho đồng Ethereum – 153 triệu USD – Ảnh: Đồng sáng lập Bancor Protocol/Getty Images.

4. Polkadot (Thụy Sĩ) - Cung cấp công nghệ cho phép người dùng sử dụng đồng thời nhiều blockchain - 145 triệu USD - Ảnh: Polkadot.
4. Polkadot (Thụy Sĩ) – Cung cấp công nghệ cho phép người dùng sử dụng đồng thời nhiều blockchain – 145 triệu USD – Ảnh: Polkadot.

5. Status (Thụy Sĩ) - giao diện dễ sử dụng hơn cho người dùng Ethereum - 107 triệu USD - Ảnh: Status.
5. Status (Thụy Sĩ) – giao diện dễ sử dụng hơn cho người dùng Ethereum – 107 triệu USD – Ảnh: Status.

6. Qash (Nhật Bản) - Cung cấp mã thanh toán trong dịch vụ tài chính - 106 triệu USD - Ảnh: Qash.
6. Qash (Nhật Bản) – Cung cấp mã thanh toán trong dịch vụ tài chính – 106 triệu USD – Ảnh: Qash.

7. Kin (Canada) - Tiền ảo cho ứng dụng tin nhắn video Kik - 98 triệu USD - Ảnh: Nhà sáng lập, CEO Ted Livingston của Kik Messenger/Reuters.
7. Kin (Canada) – Tiền ảo cho ứng dụng tin nhắn video Kik – 98 triệu USD – Ảnh: Nhà sáng lập, CEO Ted Livingston của Kik Messenger/Reuters.

8. TenX (Singapore) - Thẻ ghi nợ dùng tiền ảo - 80 triệu USD - Ảnh: TenX.

8. TenX (Singapore) – Thẻ ghi nợ dùng tiền ảo – 80 triệu USD – Ảnh: TenX.

9. WAX (Mỹ) - Cung cấp công nghệ cho phép người dùng lập sàn buôn bán trực tuyến miễn phí - 68 triệu USD - Ảnh: WAX.

9. WAX (Mỹ) – Cung cấp công nghệ cho phép người dùng lập sàn buôn bán trực tuyến miễn phí – 68 triệu USD – Ảnh: WAX.

10. SALT (Mỹ) - Cho phép dùng tiền ảo làm tài sản đảm bảo để vay nợ - 48 triệu USD - Ảnh: SALT.
10. SALT (Mỹ) – Cho phép dùng tiền ảo làm tài sản đảm bảo để vay nợ – 48 triệu USD – Ảnh: SALT.
Chứng khoán thế giới có thể vạ lây nếu “bong bóng tiền ảo xì hơi”

Bài viết mới